Ngoại Hình Tuổi Dậy Thì

 [Tâm Lý] Tuổi Dậy Thì Và Ảnh Hưởng Của Ngoại Hình Khi Lớn Lên

Adolescence and the Growing Influence of Physical Appearance

Một dấu hiệu chắc chắn của tuổi dậy thì đó là người trẻ dành nhiều sự quan tâm hơn đến hình ảnh của mình, mất nhiều thời gian hơn khi đi ra ngoài hoặc chuẩn bị đi học, trở nên nhạy cảm hơn về ngoại hình, dành nhiều thời gian hơn vào việc chăm chút bản thân, kỹ càng hơn về vẻ ngoài và theo một phong cách ăn mặc cố định. 

One sure sign of adolescence is a young person spending more concern reflecting on their reflection, taking longer to go out or get ready for school, becoming more sensitive about looks, spending more time on personal grooming, and becoming more particular about physical appearance and insistent on style of dress.

Có Thêm Mối Bận Tâm Về Bản Thân
More Self-Preoccupation

Điều gì đang diễn ra? Tuổi dậy thì làm tăng sự bận tâm và đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn đến việc nhìn nhận bản thân (“Cơ thể của tôi đang thay đổi như thế nào?”), chú ý nhiều hơn đến việc người khác đang mặc gì (“Đó là phong cách gì?”), cũng như chú ý nhiều hơn đến việc gây ấn tượng trong xã hội (Người khác sẽ nghĩ gì về vẻ ngoài của tôi?”). Lựa chọn trang phục là một dấu hiệu nhận biết xã hội mạnh mẽ - bạn đã trưởng thành đến đâu, bạn trông “cool” ra sao, bạn mặc giống ai, và bạn thuộc nhóm nào. Thậm chí còn có thể liên hệ với sự nổi tiếng: “Bạn được yêu thích đến đâu phụ thuộc vào việc bạn trông như thế nào.”

What’s going on? Adolescence increases self-preoccupation and demands more attention spent on looking at oneself (“How is my body changing?”), more attention paid to what others are wearing (“What’s in style?”), and more attention paid to social impression (“What will others think of how I look?”). Choice of clothing is a powerful social identifier—how grown up you are, how cool you look, who you dress like, what group you belong to. There can even be a link to popularity: "How you look is how you're liked."

Theo quy tắc về mối bận tâm đối với bản thân, nhạy cảm trước đánh giá của người khác sẽ tăng lên. Việc xuất hiện ở trường vào một số ngày có thể cần có lòng can đảm. “Khi tôi không thích vẻ ngoài của mình, thì tôi lo lắng rằng người khác cũng như vậy!” Việc bị nhìn thấy thật không dễ dàng khi chính bạn cũng đã không hài lòng với bản thân. “Nỗi đau buồn khi nhìn vào gương” gây ra nhiều tâm trạng tồi tệ vào buổi sáng vì việc xuất hiện ra ngoài có thể khó thực hiện hơn. “Hôm nay tôi thà ở nhà nghỉ ốm còn hơn!”

Sensitivity to judgment by others increases as more self-consciousness rules. To show up at school some days can take a measure of courage. “When I don’t like how I look, I worry that others won’t either!” Being seen isn’t easy when you don’t like how you see yourself. "Mirror misery" accounts for a lot of bad moods in the morning as socially showing up can feel harder to do: “I’d rather stay home sick today!”

Nguồn ảnh: Pinterest 


Tự Ý Thức Về Sự Lớn Lên
Growing Self-Consciousness

Tuổi dậy thì có thể trải qua cảm giác khổ sở khi một ngày bắt đầu với việc buổi sáng bắt buộc phải nhìn hình ảnh của mình trong gương: “Hôm qua không có sự thay đổi nào sao?”, “Mình lại mọc mụn nữa à?”, “Mình tăng cân rồi à?”, “Tóc có giữ được như kiểu mình muốn không?” Việc chăm chút bản thân và lựa chọn trang phục có thể là một thử thách. Tốt hơn hết là nên “phù hợp” thay vì “lạc quẻ”. Chắc chắn là bạn không muốn nổi bật bằng cách không hòa nhập.   

Adolescence can feel agonizing when the day begins with that obligatory morning encounter with one’s image in the mirror: “What change wasn’t there yesterday?” “Am I breaking out again?” “Have I gained weight?” “Will my hair stay how I want it to?” Grooming and dressing can be an ordeal. Better to look “with it” than “out of it.” For sure: You don’t want to stand out by not fitting in.

Mỗi ngày đều đặt ra những câu hỏi đau khổ về thể chất: “Cơ thể của mình có gì để khoe và che giấu?” Ngoại hình ngày càng trở thành một mối bận tâm: “Mình càng lớn thì ngoại hình càng quan trọng!” 

Each day presents the painful physical presentation question: "What about my body can be shown off and what needs to be covered up?" Appearance increasingly becomes a preoccupation: “The older I grow, the more it matters how I look!”

Bởi vì ấn tượng về ngoại hình quan trọng hơn, nên quy tắc trong gia đình đó là không nên chỉ trích hoặc trêu chọc về ngoại hình cá nhân. Người trẻ có thể phản đối rằng: “Tôi không quan tâm bạn nghĩ gì về vẻ ngoài của tôi!”. Điều này thật sự có nghĩa là, “Tôi rất để tâm đến, để cho bạn biết rằng nó quan trọng đến mức nào!”

Because visual impression matters more, one family rule at home needs to be no criticism or teasing about personal appearance. Protests the teenager: “I don’t care what you think about how I look!” This really means, “I care too much to let you know how much it matters!”

Sự Chi Phối Của Hình Mẫu Lý Tưởng
The Tyranny of Ideals

Tuổi dậy thì có rất nhiều điều khó giải đáp. Bởi vì thời kỳ phát triển về mặt thể chất của nữ giới và nam giới mang lại những sự thay đổi báo hiệu sự trưởng thành sinh dục, nên những đặc điểm trưởng thành định hình lại cơ thể của người trẻ theo kiểu người lớn.  

Puberty has a lot of discomfort to answer for as the time for womanly and manly physical development brings changes that signify the onset of sexual maturity, more grown-up characteristics reshaping the young person’s body in older terms.

Và giờ đây, khi các lý tưởng truyền thông từ quảng cáo, thời trang, người nổi tiếng và giải trí đã đưa ra các hình mẫu về vẻ ngoài đẹp nhất mà một người có thể có (và nên có). Mối bận tâm này khiến đa số người trẻ cảm thấy thiếu sót về mặt ngoại hình với một mức độ nào đó: “Tôi sẽ không bao giờ trông giống như họ được!” Tệ nhất đó là việc so sánh với các hình mẫu lý tưởng có thể gây ra cảm giác luôn cảm thấy không đủ, bất an và thậm chí là tự ti: “Tôi sẽ không bao giờ sánh được!”

And now, as media ideals from advertisin, fashion, celebrity, and entertainment parade models for how best a person can (and should) look, this preoccupation causes most young people to feel physically deficient to some degree: “I’ll never look as good as that!” At worst, comparison to ideals can engender feelings of inadequacy, insecurity, and even inferiority: “I’ll never measure up!”

Nguồn ảnh: Pinterest

Mặc dù bố mẹ có thể dạy con cái theo lời tục ngữ: “Đừng đánh giá một cuốn sách chỉ dựa qua trang bìa”. Đánh giá bản chất của một người thông qua ngoại hình là chính xác những gì chúng ta làm khi nói đến ấn tượng đầu tiên về người khác. Điều đầu tiên chúng ta chú ý về nhau là về vẻ ngoài. Ở một mức độ nào đó, chúng ta đánh giá nhau thông qua việc ngoại hình tiết lộ tính cách và tâm trạng, thậm chí còn đoán được họ cảm thấy ra sao: “Trông bạn như người điên vậy!”  

Despite what parents may proverbially teach about "not valuing a book by its cover," judging the inner you by the outer you, when it comes to taking first impressions of another person, that is exactly what we do, and others do of us. Our looks are often the first things we notice about each other. To some degree, we judge from our interpretation of each other’s physical appearance what that person may be like or is in the mood for, even estimating how they feel: “You look like you’re mad!”

Ngoại Hình Quan Trọng Thế Nào?
How Looks Matter

Trong khi những đứa bé làm gì cũng vô tình trở thành đáng yêu, và chúng học được cách thu hút người khác, thì giờ đây những người trẻ phải cố gắng để trông có sức hút hơn. Sự chấp nhận, chú ý, tán thành và kết nối trong xã hội đôi khi là một mối nguy hại. Ngoại hình là đặc điểm để nhận dạng trong xã hội - là cách bạn được nhận diện và đối xử.  

While the infant was unintentionally adorable, and the child learned how to act appealing, now the teenager intentionally strives to look attractive. Social acceptance, attention, approval, and affiliation can sometimes feel at stake. Physical appearance is social identification -- how you are identified, and sometimes treated.

Ở mức tốt nhất có thể có sự ngưỡng mộ (được tìm kiếm và hâm mộ), còn ở mức tệ nhất có thể bị trêu chọc (bị coi thường và xa lánh). Luôn luôn có sự thách thức về sự tương đồng và hòa nhập trong xã hội. Càng lớn lên, thì càng có nhiều “cái nhìn của thế giới”. Người khác nghĩ gì về vẻ ngoài của bạn dường như rất quan trọng. Giờ đây, ấn tượng về bề ngoài không chỉ ảnh hưởng đến cách bạn được đối xử, mà còn tác động đến sự thoải mái của bản thân.   

At best, there can be admiration (being sought and looked up to); at worst, there can be teasing (being put down and excluded). Always, there is the challenge of social similarity and fitting in. The older one grows, the more “the eyes of the world,” what others think about how you look, seems to matter. Now the visual impression one makes can not only affect the treatment one receives but also comfort with oneself.

Đối với một số người bị ghen tị, có thể xuất hiện vấn đề gây áp lực. Bạn càng xinh đẹp thì ngoại hình của bạn càng quan trọng và bạn càng bận tâm đến việc chăm chút bản thân. Có vẻ đẹp ưa nhìn sau cùng không phải lúc nào cũng thoải mái, khi việc duy trì được nó giờ đây là điều rất quan trọng: “Đôi khi tôi ước mình trông bình thường hơn!”, “Họ chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của tôi, chứ họ không thấy được con người thực sự của tôi!”  

For an envied few, there can be the pressure problem: The better looking you are, the more your appearance can matter, and the more preoccupied with looking good you can become. At the extreme, to be physically beautiful is not relaxing when keeping up your stunning appearance now counts for so much: “Sometimes I wish I was plainer to look at!” "They see my looks, but they don't see me!"

Duy trì vẻ đẹp ngoại hình có thể tốn nhiều công sức. Và khi mất dần đi vẻ đẹp ấy cũng đồng nghĩa với việc mất đi lòng tự trọng.

Maintaining appearance can take a lot of work. And when physical attractions diminish, some self- esteem can be lost.


Nguồn ảnh: Pinterest 

Giữ Vững Quan Điểm
Keeping Perspective

Giữ được một hình ảnh tốt về bản thân đòi hỏi phải duy trì quan điểm đúng đắn về tầm quan trọng của ngoại hình để có thêm lòng tự trọng. Đúng vậy, vẻ ngoài quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Vì vậy, hãy giúp con cái của mình duy trì giá trị của bản thân một cách lành mạnh. 

Maintaining a good self - image requires keeping the importance of appearance in perspective so that it supports self-esteem. Yes, looks matter; but no, looks need not matter most or count for all. So help your teenager maintain healthy self-valuing.

Tôn trọng ba điều hỗ trợ nâng cao lòng tự tôn, nhưng hãy sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng: 

Respect three basic supports of self-esteem, but keep them in order of importance:

  1. Trân trọng bản thân: Bạn là duy nhất và không ai có thể giống bạn, vì vậy hãy biết trân trọng chính mình.

    Value your "being": “You’re the only person like you, so prize who you are.”

  2. Coi trọng việc mình làm: Bạn xứng được được nỗ lực hết mình, nên hãy cố gắng làm việc chăm chỉ.

    Value your "doing": “You deserve best effort, so work hard for yourself.”

  3. Coi trọng vẻ ngoài: Ngoại hình của bạn là một món quà, vì vậy hãy yêu thương, chăm sóc cho nó.

    Value your "looks": “Your appearance is a gift, so give it loving care.”

Khi ngoại hình trở nên quan trọng nhất, cách chúng ta thể hiện ít còn quan trọng, và khi cá tính của một người ít quan trọng nhất, có thể gây ra nhiều nỗi buồn: “Khi tôi không thích vẻ ngoài của mình, thật khó để thích con người thật sự của bản thân và trân trọng chính mình!” Chính vì vậy, hãy khích lệ sử dụng trật tự lành mạnh về giá trị bản thân và giữ cho không có trêu chọc, không có chỉ trích trong gia đình. Giờ đây, học cách sống hạnh phúc với sự trưởng thành và những thay đổi về ngoại hình trở nên khó khăn hơn đối với những người trẻ. 

When looks matter most, when performance matters less, and when individuality matters least, much unhappiness can follow: “When I’m down on how I look, it’s hard to like how I am and treat myself well!” So, encourage a healthy order of self-valuing and keep a tease-free, criticism-free home. Now learning to live happily with one’s growing and changing appearance becomes harder for your teenager to do.

Tác giả: Carl E Pickhardt

--------------------------------------

Dịch giả: Trần Phượng - Tâm Lý Học Tuổi Trẻ-YBox

Biên tập: Tố Uyên

Nguồn ảnh: Pinterest

Link bài gốc: Adolescence and the Growing Influence of Physical Appearance

Link: https://ybox.vn/gia-vi/tam-ly-tuoi-day-thi-va-anh-huong-cua-ngoai-hinh-khi-lon-len-6555dee292b67c7579ecf7a4