7 Phương Pháp Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
[ToMo] 7 Phương Pháp Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
“Hãy hoàn thành nhiều việc hơn nữa,” là câu thần chú mà tôi đã luôn tuân thủ theo, cho đến vài năm trước.
Tôi đã dành cả thời gian của mình để hoàn thành hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác.
Hôm nay, tôi đã thay đổi hoàn toàn tư duy và cách tiếp cận của bản thân. Tôi đã dành một chút thời gian cho chính mình để suy nghĩ.
Bạn có lẽ đang tự hỏi "Điều đó tạo nên sự khác biệt nào?".
Câu trả lời là: Rất nhiều.
Một vài
phút suy nghĩ cân nhắc đã giúp
công việc của tôi trở nên có ý nghĩa và có sự tập trung hơn. Hoạt động này đã giúp tôi hoàn thành nhiều đầu việc, qua đó gia tăng giá trị nghề nghiệp cũng như giúp tôi phục vụ mục tiêu lớn hơn.
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng được con người sử dụng ít nhất. Hầu hết mọi người đều đánh giá thấp khả năng tư duy của họ và coi
đó là điều hiển nhiên.
Tôi cũng từng như vậy. Nhiều bạn thậm chí đưa ra lý do để biện minh
cho ý kiến trên, như "Tôi không thể nghĩ như những người thành
công", "Tôi không có chỉ số IQ cao đặc biệt", "Tất cả thời gian của tôi đều dành cho công việc"
Dù lý do là gì đi chăng nữa, bạn có thể rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện để tạo ra sự khác biệt trong mục tiêu và hoàn thiện bản thân.
Vì vậy, bạn không cần phải so sánh
mình với những người thông minh nhất trong cuộc đua trí
tuệ. Nếu bạn tận dụng tốt nhất khả năng tư duy của mình, bạn sẽ gặt hái được thành
quả.
Tầm quan trọng của Tư duy phản biện
Hãy bắt đầu với tư duy phản biện ngay từ những điều cơ bản. Nếu tra cứu trên
internet, bạn sẽ thấy các định nghĩa phức tạp gây nhầm lẫn hơn là rõ ràng.
Trong cuộc sống, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và suy
nghĩ để đưa ra quyết định tốt nhất có thể. Nó cũng bao gồm việc học hỏi từ những trải nghiệm trong quá khứ để cải thiện bản thân,
tránh những sai lầm và cho
phép ta đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong tương lai.
Khi không dành thời gian suy nghĩ, bạn sẽ thấy mình đắn đo mãi
về mọi thứ hoặc đưa ra quyết định một cách bốc đồng.
Bản thân
tôi luôn ám ảnh việc phải hoàn
thành các nhiệm vụ. Tôi không bao giờ tạm dừng để phân
tích xem liệu công việc ấy có giúp
tôi đạt được mục đích cuối cùng
hay không. Theo ma trận
Eisenhower, tôi không bao giờ chú ý tới loại công việc quan trọng nhưng không phải khẩn cấp.
Khi ngồi lại để suy ngẫm, tôi đã thấy sự khác biệt. Tôi trở nên tỉnh táo hơn, tự nhận thức và cân
nhắc nhiều hơn về nơi tôi đã tiêu tốn thời gian
cùng năng lượng của mình. Tôi học cách ưu tiên những đầu việc quan trọng và nói
không với những công
việc không mang lại kết quả đáng kể.
Các mô hình tư duy khác nhau
Chúng ta không thể trở thành
chuyên gia phản biện chỉ trong một sớm một chiều. Bạn cần luyện tập để biến tư duy phản biện thành một phần trong quá trình học tập và khi
đưa ra quyết định. Bạn phải đầu tư thời gian và
nỗ lực hết mình để rèn giũa
kỹ năng ấy cho đến khi nó trở thành bản năng.
Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp suy nghĩ chủ động dưới đây:
1. Dành ra thời gian mỗi ngày
Một trong
những phương pháp dễ dàng nhất để thúc đẩy não bộ suy nghĩ
chính là dành thời gian mỗi ngày. Tôi làm theo phương pháp này do tính đơn giản và linh
hoạt của nó. Nếu tôi bị cuốn vào công việc, tôi có
thể tìm một khoảng thời gian
thuận tiện hơn sau đó trong ngày. Vào những ngày cực kỳ bận rộn, tôi
dùng bữa sáng hoặc giờ ăn trưa để suy
nghĩ.
Mọi người hầu như không gặp khó khăn khi dành ra 15 phút các ngày trong
tuần để suy
nghĩ. Nếu bạn thậm chí không thể dành 15
phút, đây sẽ là lý do thuyết phục để tạm nghỉ ngơi và suy ngẫm.
Jeff Weiner, Giám đốc điều hành của LinkedIn dành 1,5 - 2 tiếng liên tục mỗi ngày để suy
nghĩ. Ông đã hình thành thói quen này khi nhận ra mình
bị vướng vào “bẫy bận rộn” đến mức không còn thời gian để xử lý những gì đang diễn ra xung
quanh mình.
Bạn không
nhất thiết phải dành ra vài giờ mỗi ngày để nghĩ, song 15 phút ngắn ngủi vẫn giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.
2. Một tuần một lần, mỗi lần vài giờ
Một vài người tôi biết có thói quen dành cả ngày (hoặc nửa ngày) một tuần để ngẫm nghĩ. Phương pháp này phù hợp với những ai
thích chìm vào dòng chảy tâm trí
trong nhiều giờ thay vì nghĩ quá nhiều trong một ngày.
Các nhà văn và nghệ sĩ tuân theo mô hình suy nghĩ liên tục bị gián đoạn.
Điều đó cho
thấy, bạn có thể sử dụng phương pháp này bất kể nghề nghiệp của bạn là gì nếu bạn tin rằng nó phù hợp với bản thân.
Tuy nhiên, dành ra nhiều giờ liên tục hoặc cả ngày
trong tuần không mấy khả thi đối với tất cả mọi người.
3. Vài tháng một lần, mỗi lần vào những ngày nghỉ
Một cách khó hơn nhưng vô cùng hiệu quả giúp giải tỏa tâm trí đồng thời nâng cao khả năng tập trung là nghỉ ngơi ít ngày để suy nghĩ thông suốt. Bill Gates là một trong những người nổi bật đã tuân thủ cách thức trên.
Ông nghỉ hai lần mỗi năm, mỗi lần nghỉ kéo dài cả tuần. Bill cô lập bản thân với gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp trong khoảng thời gian ấy.
Ông đã nghỉ chân tại một cabin
trong rừng để đọc, phân tích và suy nghĩ. Đầu bếp vẫn cung cấp cho
Bill Gates hai bữa ăn mỗi ngày trong lúc ngài tỷ phú tạm rời xa thế giới xô bồ.
Không phải ai
trong chúng ta cũng có điều kiện hòa mình vào thiên nhiên với đầu bếp riêng. Tuy vậy, bạn có thể tìm một khách sạn bình
dân để dành thời gian
cho bản thân nếu bạn muốn. Việc luyện tập giúp bạn tạm dừng, sống chậm lại và tập trung
vào những điều đúng đắn.
Nhiều tác giả, diễn viên và
nhạc sĩ cũng tự cô lập mình trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng
cho đến khi họ hoàn
thành những dự định đã đề ra. Anh
nhà văn ăn ngủ cùng bản thảo đầu tiên của cuốn sách, cô diễn viên nhập tâm vào nhân vật trong một bộ phim hay một nhạc sĩ sáng tác các ca khúc cho album phát hành
sắp tới.
Một ví dụ nữa là
Heath Ledger, chàng diễn viên
tài hoa đã tự giam mình trong phòng một tháng trước khi anh
đóng vai Joker - nhân vật mang
tính biểu tượng trong
“Hiệp sĩ bóng đêm”.
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện
Bạn có thể chọn bất kỳ phương pháp nào trong
ba phương pháp trên dựa theo tính cách, hoàn cảnh và quá trình suy nghĩ của mình. Điều quan trọng hơn là cách bạn dành thời gian
cho việc nghĩ. Mặc dù
không có kế hoạch chi tiết nào cho
lối tư duy thành công, nhưng hãy cùng Tomo tìm hiểu qua một vài
cách để tận dụng thời gian
theo cách hiệu quả nhất nhé.
1. Ý tưởng cải tiến
Cải thiện bất kỳ lĩnh
vực nào đó trong cuộc sống mà bạn đang tập trung
vào lúc này. Có thể bạn muốn phát
triển sự nghiệp của mình tại nơi làm việc, cải thiện mối quan hệ với đối tác,
phát triển doanh nghiệp hoặc bắt đầu một lối sống lành mạnh.
Dành thời gian để nghĩ về một ý tưởng cải tiến sẽ giúp bạn tiến một bước gần hơn đến mục tiêu đặt ra. Đừng chỉ tập trung
vào những ý tưởng lớn. Những thay đổi nhỏ tạo nên giá trị theo cấp số nhân
trong thời gian dài.
Chẳng hạn, nếu bạn đang nghĩ cách để thăng chức trong
công việc, đừng chỉ chăm chăm thực hiện dự án lớn. Hãy nghĩ cách soạn thảo email
chỉn chu hơn và xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn. Những hành động trên tưởng chừng như không to tát nhưng khi bạn chú trọng thay đổi như vậy ngày
qua ngày, dần dà kết quả sẽ chỉ về một mối.
2. Phân tích những thất bại và sai lầm
Hồi tưởng lại bất kỳ sai
lầm hoặc thất bại nào và
phân tích những gì đã xảy ra. Sử dụng phán đoán của bạn để đưa ra giải pháp nhằm tránh lỗi lầm tương tự ở lần sau.
Sai lầm của bạn không
nhất thiết phải quá kinh khủng như phá sản hoặc chấm dứt mối quan hệ với đối tác của mình. Tự hỏi bản thân lý
do đằng sau những sai lầm đơn giản hơn như nói sai từ, ngấu nghiến lượng calo
không cần thiết hoặc bỏ lỡ thời hạn nộp bài tập.
Những lỗi lầm nho nhỏ thường xuất phát từ những lý do vụn vặt dễ sửa chữa hơn. Về lâu dài,
hiệu quả kép của việc tránh
những sai sót như vậy sẽ mang lại phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực. Kỹ thuật này áp
dụng cho sinh viên, nhân lực lao động, doanh
nhân và cả trong cuộc sống cá
nhân.
3. Cân nhắc ưu và nhược điểm
Không phải quyết định nào
cũng đều rạch ròi.
Đôi khi, bạn bối rối không
biết mình có đang lựa chọn đúng
hay không. Trong những trường hợp như vậy, hãy liệt kê tất cả những ưu và nhược điểm của từng phương án mà bạn có thể nghĩ đến.
Để phương pháp có hiệu quả, bạn phải ghi lại tất cả những mặt tích cực và tiêu
cực một cách
trung lập nhất mà
không nghiêng về bên nào.
Đảm bảo rằng bạn không bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng muốn định kiến của mình được xác nhận bởi quá
trình này là phương pháp lừa dối chính bản thân một cách tinh vi.
Khi bạn đã có
danh sách ưu và nhược điểm, hãy xem xét lại lựa chọn của mình.
Quyết định đúng đắn không phải là lựa chọn bên nào
có nhiều ưu điểm và ít
khuyết điểm nhất. Chỉ một lợi thế hoặc bất lợi duy nhất cũng đủ làm thay
đổi phán đoán.
Bạn có tự hỏi tại sao nên liệt kê những ưu và khuyết điểm trong khi chỉ một yếu tố có thể ảnh hưởng hết thảy quyết định không?
Đó là bởi vì khi bạn đã ghi
nhận tất cả những mặt tích cực và tiêu
cực, bạn sẽ biết cơ hội, rủi ro và hậu quả cho mình là gì.
4. Sử dụng sơ đồ tư duy
Một trong
những hoạt động yêu thích của tôi
trong thời gian suy nghĩ là tạo sơ đồ tư duy. Phương pháp này phù hợp nhất khi bạn đang ở giai đoạn đầu hình thành một ý tưởng.
Bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy, bạn có thể mở rộng một chủ đề nào đó và để suy nghĩ
của bạn thỏa trí tự do. Đừng gò bó bằng một sơ đồ khuôn mẫu truyền thống. Sơ đồ tư duy hoạt động hiệu quả nhất khi bạn áp dụng cách
hiểu thông thường và nắm bắt các ý tưởng theo cách thức phù hợp cho
chính bạn.
Nếu bạn chưa bao giờ tạo sơ đồ tư duy trước đó, thì đây là quy trình để tạo chúng.
Giả sử bạn đặt cho
mình mục tiêu giảm cân.
Để bắt đầu, bạn đi từ vị trí trung tâm của sơ đồ ‘Tôi cần giảm cân.’ Đối với cấp độ phân
nhánh đầu tiên, bạn chọn những cách
khác nhau để có thể đạt được mục tiêu
đó. Ví dụ:
o Bắt đầu làm việc
o Cắt đồ ăn vặt
o Chơi thể thao
Bạn có thể chia nhỏ các hoạt động trên
thành nhiều cách vận động thể dục thể thao, lịch trình
ăn kiêng và các trò chơi ngoài trời mà bạn có thể tham
gia.
5. Thử nghiệm và tư duy vượt giới hạn
Khi bạn có một ý tưởng trong
đầu, bạn phải nghĩ ra một phương pháp để thực hiện nó. Khi bạn có nhiều phương pháp để thực hiện cùng một nhiệm vụ, hãy cân
nhắc xem bạn nên chọn con đường nào. Mỗi sự lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ví dụ, bạn có ý định khởi nghiệp. Bạn có thể chọn bất kỳ chiến lược nào
trong 2 loại dưới đây:
Đã thử nghiệm:
Trong nhiều doanh
nghiệp, nhân viên làm việc với những gì đã được xây dựng từ trước thay vì hình thành ý tưởng mới. Ví dụ, bắt đầu kinh
doanh nhà hàng bao gồm một quy trình tiêu chuẩn về đầu bếp, kiểm kê, lưu trữ, thanh toán và phục vụ.
Lợi thế của việc đi theo lối mòn
truyền thống là bạn biết những cạm bẫy cần tránh.
Bạn cũng có tài liệu tham khảo và
thang đánh giá từ những người đi trước.
Tuy nhiên, phương pháp thử nghiệm không bảo chứng cho thành công. Bên cạnh đó, vì phương pháp này đã quá phổ biến nên bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh.
Ngoài ra, các kỹ thuật cũ sẽ dần lạc hậu và việc tái tạo chiến lược thành công không phải là một quá
trình dễ dàng.
Vượt ra
ngoài khuôn khổ:
Bạn có thể đạt được mục tiêu tương tự bằng cách bắt đầu một công việc kinh
doanh đột phá mà thế giới chưa từng thấy trước đây. Ví dụ, khi Uber hay Twitter lần đầu tiên
tham gia thị trường, chưa ai từng nghe về một ý tưởng tương tự.
Một sản phẩm hoàn
toàn mới bổ sung
thêm sức hấp dẫn kèm theo yếu tố bất ngờ. Ngoài ra, người đầu tiên tham gia thị trường có lợi hơn một chút so với các đối thủ theo
sau.
Nhưng những ý tưởng sáng
chói như vậy đi kèm
với những thách
thức của riêng họ. Vấn đề nổi bật nhất là sự bấp bênh và
thời gian cần thiết để tăng trưởng. Một số doanh
nghiệp hoạt động như những anh lớn trong
khi số còn lại chìm
vào bóng tối.
Hai cách tiếp cận này không chỉ áp dụng khi kinh doanh. Bạn có thể chọn giữa hai phương pháp khi lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ (địa điểm thương mại hoặc địa điểm không
xác định), chọn nghề nghiệp (phần mềm hoặc beatbox) hoặc gây ấn tượng với người bạn thích (hoa hướng dương hoặc hoa hồng). Trên
thực tế, bạn đã áp dụng phương pháp đó trong tiềm thức.
Khi bạn vận dụng kỹ năng tư duy phản biện của mình, hãy quyết định xem bạn muốn làm theo phương pháp nào. Trong
hầu hết các trường hợp, tư duy vượt giới hạn có vẻ hấp dẫn, nhưng bạn phải áp dụng phán đoán của mình để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.
6. Cân nhắc rủi ro và phần thưởng
Khi bạn đưa ra quyết định, hãy đo lường rủi ro so với phần thưởng để xác định xem bạn có đang lựa chọn đúng hay không.
Ví dụ: giả sử lúc này
bạn có giá trị ròng 500
nghìn đô la và bạn muốn tăng con số đó lên
10 triệu đô la trong vòng 10 năm tới.
Bạn có thể chọn nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu của mình.
Bạn có thể đến sòng bạc gần nhất và thử vận may tại bàn roulette
Bạn có thể kinh doanh bất hợp pháp bằng buôn lậu và ma túy
Bạn có thể đầu tư vào các cổ phiếu rủi ro cao
Bạn có thể đa dạng hóa
các lĩnh vực kinh doanh và đầu tư khác nhau để chơi chiến lược dài hơi
Như bạn có thể thấy, mức độ rủi ro
trong mỗi phương pháp là có sự khác
nhau đáng kể. Đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao
hoặc đánh bạc tại sòng bạc có thể quét sạch những gì bạn đang có
hoặc thu về lợi nhuận cực lớn trong
thời gian ngắn. Việc kinh doanh bất hợp pháp có thể khiến bạn trở thành triệu phú và
cũng có thể khiến bạn bị tống vào
tù. Việc đa dạng hóa rủi ro trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn.
Trên đây là các ví dụ tương phản để mô tả mức độ rủi ro và
phần thưởng thay đổi như thế nào theo từng cách
tiếp cận. Chỉ bạn mới có thể quyết định phương pháp nào là tốt nhất, phù hợp nhất với mục tiêu mà bạn đang nhắm đến.
Bạn có thể phát triển triết lý chấp nhận rủi ro của riêng mình. Ví dụ, Donald Trump đã giải thích về phương pháp đưa ra quyết định của mình.
Ông ấy nói "Tôi nghĩ về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi đối mặt với rủi ro. Nếu tôi có
thể đối phó với nó, tôi sẽ chấp nhận rủi ro đó”.
Trong lúc suy nghĩ, hãy quyết định tỷ lệ rủi ro và phần thưởng mà bạn cảm thấy phù hợp. Bạn muốn đi bao
xa để đạt được mục tiêu của mình? Bạn sẽ ngừng nỗ lực và nhắm đến một mục tiêu
khác vào thời điểm nào?
7. Nghĩ ra những ý tưởng mới
Nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng bộ não con người hoạt động giống như một cơ bắp. Bạn càng để nó hoạt động nhiều, nó
càng trở nên mạnh mẽ.
Nghĩ ra những ý tưởng mới là một trong
những cách thú vị nhất để kích
thích bộ não của bạn. Bên cạnh đó,
đây cũng là một cách khác để rèn giũa kỹ năng giải quyết vấn đề cùng với tư duy phản biện của bạn.
Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy thử với mục tiêu mà
bạn đang cố gắng đạt được.
Hãy tự hỏi mình có những cách
nào khác để đạt được mục tiêu và đừng lo lắng về việc thực hiện chúng. Lập bản đồ kỹ năng của mình và
các phương pháp để tìm ra chiến thuật phù hợp giúp bạn hoàn thành mục tiêu.
Để minh họa cho điều đó
trong thực tế, đây là
cách tôi nảy ra ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Sản xuất. Tôi có một mục tiêu là điều hành
các doanh nghiệp thành công. Một trong những công
việc kinh doanh mà tôi nghĩ đến là viết blog và
tự xuất bản.
Kỹ năng của tôi nằm ở kiến thức kỹ thuật của thế giới web và
quản lý hiệu quả thời gian
hoàn thành công việc. Vì vậy, việc bắt đầu một blog về năng suất và việc đưa ra quyết định là sự kết hợp các mục tiêu, kỹ năng và
kiến thức của tôi.
Mục tiêu của bạn sẽ khác với mục tiêu của tôi.
Cho dù bạn muốn đi du lịch thế giới, giành giải Oscar,
phát triển lên vị trí giám
đốc điều hành tại nơi làm việc hay trở thành người cha mẹ lý tưởng cho
con cái của mình, bạn có thể nghĩ ra
hàng tỉ tỉ cách để đi từng bước nhỏ tới đích của bạn.
Phần kết luận
Kỹ năng tư duy phản biện liên quan đến kiến thức thường thức hơn là nhờ vào tài
năng đặc biệt hoặc chỉ số thông minh. Bạn không cần phải học các kỹ thuật phức tạp để có thể suy nghĩ tốt hơn. Bạn có thể tự tạo ra các quy tắc ra quyết định phù hợp nhất cho
mình bằng khả năng tư duy của mình.
Khi bạn rèn
giũa tư duy phản biện theo một quá
trình nghiêm ngặt, bạn sẽ dần dần nâng
cao khả năng suy xét của mình.
Vì vậy, hãy luyện tập để trí não
nhạy bén và tâm trí sẽ tuân theo mệnh lệnh của bạn.
---------
Tác giả: Maxim
Dsouza
Link bài gốc: How To Improve Your Critical Thinking Skills – 7 Techniques
Dịch giả: Ngô Phương Liên - ToMo - Learn
Something New
LINK: https://ybox.vn/ky-nang/tomo-7-phuong-phap-ren-luyen-tu-duy-phan-bien-6191b911ccb8791e860992e8
Không có nhận xét nào: