Tầm Quan Trọng Của Tư Duy Phản Biện Đối Với Trẻ Nhỏ
[Tâm Lý] Tầm Quan Trọng Của Tư Duy Phản Biện Đối Với Trẻ Nhỏ
Tư duy phản biện là kỹ năng sống cần thiết. Tìm hiểu lý do tại sao nó lại quan trọng như vậy và cách bạn có thể giúp trẻ học và thực hành những kỹ năng này.
Chúng ta sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện mỗi ngày.
Chúng giúp ta đưa ra quyết định đúng đắn, hiểu được hậu quả của hành động và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng cực kỳ quan
trọng này được sử dụng trong
mọi vấn đề, từ việc sắp xếp các mảnh ghép lại với nhau đến vạch ra con
đường tốt nhất để làm việc. Đó là
quá trình sử dụng sự tập trung và khả năng tự kiểm soát để giải quyết các vấn đề cũng như thiết lập và thực hiện các mục tiêu. Nó sử dụng các kỹ năng sống quan trọng khác
như tạo kết nối, nhận thức đa chiều và giao tiếp. Về cơ bản, tư duy phản biện giúp
chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn.
Tư duy phản biện
Trong cuốn sách của mình, “Mind in the Making: Bảy kỹ năng sống cần thiết mà mọi đứa trẻ cần có”, tác giả Ellen
Galinsky giải thích tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng tư duy phản biện. Sự tò mò tự nhiên của trẻ giúp đặt nền tảng cho tư duy phản biện. Tư duy phản biện đòi hỏi chúng
ta phải tiếp nhận thông tin, phân tích và đưa ra đánh giá về nó, và
kiểu tham gia tích cực đó đòi hỏi trí tưởng tượng và sự ham học hỏi. Khi trẻ tiếp nhận thông
tin mới, chúng sẽ lấp đầy thư viện tri thức trong não của chúng. Chúng phải suy nghĩ thử
thông tin mới có phù hợp với những gì chúng đã biết, hoặc liệu nó có thay đổi bất kỳ thông tin nào mà chúng ta đã biết thành sự thật hay không.
Hỗ trợ phát triển tư duy phản biện
Michigan State University Extension có một số mẹo sau đây giúp con bạn học và rèn
luyện tư duy phản biện.
Khuyến khích
theo đuổi sự tò mò. Giai
đoạn "why" làm những đứa trẻ kinh sợ. Giúp
chúng hình thành và kiểm tra các
lý thuyết, thử nghiệm và cố gắng hiểu cách thế giới vận hành. Khuyến khích
trẻ khám phá, đặt câu hỏi, kiểm tra lý
thuyết của chúng,
suy nghĩ chín chắn về kết quả và suy nghĩ về những thay đổi chúng
có thể thực hiện hoặc những điều chúng
có thể làm khác đi.
Học hỏi từ những người khác. Giúp
trẻ em suy nghĩ sâu sắc hơn về mọi thứ bằng cách
khơi dậy niềm yêu thích học tập và mong muốn hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào. Tìm kiếm câu trả lời cho tất cả các câu
hỏi “tại sao” của con bạn thông
qua việc sử dụng sách, internet, bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia khác.
Giúp trẻ đánh giá
thông tin. Chúng ta thường được cung cấp nhiều thông
tin cùng một lúc, và điều quan trọng là
chúng ta đánh giá thông tin đó để xác định xem nó có đúng không, có quan trọng hay không và chúng ta có nên tin hay
không. Giúp trẻ học những kỹ năng này bằng cách dạy chúng đánh giá thông tin mới. Yêu cầu chúng
nghĩ xem thông tin đến từ đâu hoặc từ ai, nó liên quan như thế nào với những gì
chúng đã biết và tại sao nó quan trọng và tại sao
không.
Thúc đẩy sở thích của trẻ em. Khi
trẻ em quan tâm sâu sắc về một chủ đề hoặc điều mà chúng theo đuổi, chúng sẽ tham gia
nhiều hơn và sẵn sàng thử nghiệm. Quá
trình mở mang kiến thức mang lại rất nhiều cơ hội cho tư duy phản biện, vì vậy để khuyến khích
hành động này, hãy giúp con bạn đầu tư vào sở thích của chúng.
Cho dù đó là tìm hiểu về xe tải và xe cộ hay quan tâm đến côn
trùng, hãy giúp con bạn theo đuổi niềm đam mê
của chúng.
Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi
giải quyết vấn đề hoặc xung đột, cần sử dụng kỹ năng tư duy phản biện để hiểu vấn đề và đưa ra các giải pháp khả thi, vì vậy hãy dạy chúng các bước giải quyết vấn đề và chúng
sẽ sử dụng tư duy phản biện trong
quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó.
Tác giả: Kylie
Rymanowicz và Michigan State University Extension
--------------
Dịch giả: Nghĩa Bằng – TÂM LÝ HỌC TUỔI TRẺ
Biên tập: Mai
Khanh
Nguồn ảnh: Unsplash
Link bài gốc: The
importance of critical thinking for young children
Không có nhận xét nào: