Đam Mê và Ngụy Biện
Cách Thức Tìm Ra Đam Mê Và Những Ngụy Biện Xung Quanh Nó
Đam mê, ước mơ là gì? Có ăn được không?
Ăn có ngon không? Ăn nhiều có nghiện không? Không ăn được có buồn không? Bị người khác ăn mất có tức không?
·
Đam mê, ước mơ, đơn giản là niềm vui, là sự rong chơi trong cuộc đời.
·
Ăn được không
á? Ăn được nhé!
·
Ăn ngon không à? Ngon thì mới vui chứ?
·
Ăn nhiều nghiện không? Có cái gì ngon mà ăn không nghiện không?
·
Không ăn được có buồn không? Bị giật cái bánh rán, giật bịch bánh
trán trộn trước mặt có buồn không?
·
Bị người khác ăn mất có tức không hả? Tụi nó cầm bịch bánh
trán trộn ăn trước mặt, nhai nhóp nhép có tức không?
Một câu hỏi vui, nhưng tôi nghĩ sự ngẫu hứng này
cũng đáng suy ngẫm chứ nhỉ?!
Vì có quá nhiều người lăn tăn
trong việc “Làm thế nào để biết mình
đam mê điều gì?”, nên tôi quyết định viết thêm bài này.
Đây là dòng đầu tiên và cũng là dòng cuối cùng danh cho một số người.
Trước khi đọc bài, tôi chỉ xin hỏi bạn một câu:
Nếu tìm ra đam mê, bạn có dám tiếp tục sống với nó không? Hay là bỏ rơi nó, chỉ vì nó
trông có vẻ khó khăn?
Hãy nhớ rằng, không
phải ai cũng có may mắn để tìm ra được đam mê của mình hoặc tìm ra
nó trong thời gian sớm, nên nếu bạn đã tìm ra niềm đam mê
của mình mà vẫn bỏ rơi nó, thì đó quả là điều đáng tiếc vô
cùng. Và vì thế, bạn không cần thiết phải đọc những dòng
bên dưới thêm chi nữa.
Vào đề, tức các phương thức:
Tôi đã tìm ra đam mê của mình theo cách nào, tôi sẽ kể lại theo cách đó…
Phương thức 1: Lấy giấy và viết ra, tắt hết điện thoại, laptop, tivi, kể cả là cửa phòng cũng nên đóng lại nốt. Dành
30 phút để viết tấn tần tật những thứ mình
thích (tâm lý phải thật thoải mái).
Chung chung cũng được, chi tiết càng tốt, ăn kem
cũng được, nhảy hiphop cũng hay… Cứ viết như thế đến khi nào bạn thực sự không thể nghĩ thêm điều gì nữa, sau đó hãy dừng lại. Hãy nhìn lại, xem thật kỹ, nhìn
kìa! Hình như giữa những thứ bạn viết ra có “điểm chung”
gì đó. Nếu chưa thấy, hãy để ngày hôm
sau viết lại 1 vài lần nữa, cho đến khi bạn nhận ra chúng có điểm chung gì đấy. Từ điểm đó, bạn liên hệ chúng với một số thứ có liên
quan, một số thứ mà bạn nghĩ rằng “có thể” bạn sẽ yêu
thích. Hãy trải nghiệm nó! Hãy thực hành.
Hành trình mà không đi, thậm chí
không bò, không lếch thì
cũng không qua được. (Phương thức này tôi tham khảo ở các sách
dạy thành công, và từ một tác giả Vương Quang
Vũ trên website
của anh Nguyễn Hoàng Huy)
Phương thức 2: Hãy thực sự, thực sự tìm hiểu chính mình! Tìm hiểu về tâm trí
mình, hiểu rõ về bản thân mình, hiểu rõ những mong ước, những ham muốn tham
lam, những điều bạn thường hay
quan tâm…Hãy hiểu rõ tất cả, tốt và xấu trong
con người bạn. Bỏ ngoài tai tất cả những lời nói của bất cứ ai, chỉ có mình bạn. Điều này có thể tốn khá nhiều thời gian để bạn dành cho bản thân
mình, nhưng nó thực sự sẽ là nền tảng “cứng như thép”, góp phần vào lối sống, phương pháp luận, và ý
chí của chính bạn sau này
rất nhiều.
Cách hay nhất là thiền, triết học, tâm
lý, dù bạn không thích, nhưng hãy thử nghiên cứu nó 1 thời gian ngắn thôi –
trong một cuộc đời. Vài cuốn mà tôi
nghĩ rất hay để chúng ta
“tịnh tâm” biết rõ mình
là quyển: “Hướng đi cho
cuộc đời” –
Krishnamurti (hơi khó hiểu, nếu bạn không đủ kiên nhẫn thì nên
bỏ qua), cuốn thứ 2 là: Không nước không
trăng – OSHO (dễ hiểu hơn cuốn trên). Nhưng nếu 2 quyển này quá
khó hiểu thì tôi nghĩ bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc các bài
viết từ Triết học đường phố *cười*…
Phương thức 3: Bất cứ khi nào
bạn có hứng làm
gì, dù là nhỏ nhặt, nhỏ xíu như con kiến, hãy
làm nó, hãy làm đi, đừng lười biếng, đừng bỏ qua! Ngắm dòng người qua phố đi, hóng gió một mình
ngoài bìa rừng đi, viết cái gì đó đi, nhảy nhót, múa hát, lập trình, vẽ, trượt patanh, leo cây, đào hố trồng cây,
nhổ cỏ, nấu ăn…Vâng! Hãy điên đi, nếu bạn nghĩ
tôi đang bày cho bạn điên,
hãy làm bất cứ cái gì dù là nhỏ nhặt. Rồi một ngày
nào đó, tất cả sẽ liên kết lại với nhau theo một cách
không thể logic hơn. Tin tôi đi, cuộc sống là một sự liên kết tất cả, không tách rời, văn học chưa từng tách rời toán,
toán chưa từng tách rời văn và lịch sử, nhưng mọi người thường không biết hoặc cố che mắt mình điều này.
Tôi nói thẳng, là tôi sử dụng cả 3 cách
trên, và cũng nói thẳng là tôi
tốn 2 năm trời chỉ để tìm việc mình thực sự thích. Thậm chí tôi
còn bỏ qua mọi thứ mà người khác
cho là quan trọng, chỉ để tìm thứ mà bản thân
tôi nghĩ là quan trọng. Có một cái giá cho sự tìm kiếm đam mê, 2 năm là quá may mắn cho tôi, và nếu bạn có thể tìm thấy nó, bạn thực sự may mắn (hãy nhớ, may mắn là do bạn xúc tác
mà nên).
Làm sao để biết mình đã tìm ra đam mê: Khi
bạn biết rằng, đam mê là thứ mà bạn thường thích làm nhất lúc rãnh rỗi hay buồn chán, là cái mà người ta cản bạn CỨ LÀM, khi bạn nản bạn vẫn làm mà
không hiểu sao NẢN VẪN LÀM ???? Không làm thấy khó chịu, không
trả tiền hả -> VẪN
LÀM, bỏ tiền ra nuôi nó mà chưa thấy thu được cái gì => VẪN BỎ TIỀN RA. Là cái mà bạn sẵn sàng ưu tiên hàng đầu trong danh sách công việc, dù bận, bạn vẫn làm nó
trước, dù bệnh – bạn vẫn nghĩ tới nó, dù
chán hay cô đơn bạn tìm đến nó, dù
ba mẹ chửi vẫn làm ???? Nếu bạn không làm, nó như 1 cái gì đó làm ray rứt tâm trí
bạn, nhắc bạn rằng: có một thứ bạn chưa thực hiện hoặc không thể không
làm…Nói chung là muốn chết vì nó đi được, mặc dù thấy nó nghịch lí mà vẫn chấp nhận nó!
Có thể gọi nó
là “TIẾNG GỌI TỪ TRÁI
TIM”nếu bạn thích !
Đam mê và
các lý lẽ xung
quanh:
·
Đam mê của tôi quá
khó đạt được =>
Next
·
Rồi sẽ có ngày tôi chán đam mê của mình thì sao? => Có rất nhiều người bảo rằng họ chán đam
mê, thất vọng và
không bao giờ muốn sống một lần nữa với đam
mê??? Đây mà gọi là đam mê à? Next
·
Tôi còn trách nhiệm với vợ già, con
thơ (ủa lộn), vợ đẹp con xinh, phụ thân già
yếu, cha mẹ không
thích tôi làm cái đó, tôi phải kiếm tiền, có thực mới vực được đạo => Tôi chưa hề nói rằng hãy
quyết liệt bắt đam mê kiếm tiền ra cho bạn ngay từ những phút đầu, cũng chưa từng nói hãy sống bằng một nghề duy nhất. Có thể sẽ khó đấy, có thể sẽ dành một số tiền nuôi
đam mê trước đấy. Nhưng chẳng sao, những người quá lăn tăn về những điều chưa biết trước thường là những người chẳng làm được gì cả, thậm chí là
sau khi bỏ lại một vài lý
lẽ hay comment thì phủi đít về nhà bật tivi lên xem và quay lại cuộc sống thường nhật.
·
Rồi người ta sẽ bỏ cuộc khi gặp thất bại, khi gặp khó khăn, khi đó thật là hoài công, thà đừng làm còn hơn =>
Next
·
Đam mê của tôi
không phù hợp với hệ thống xã hội này, nó
quá lập dị, nó quá
mơ mộng, tôi
đành phải gác lại đam mê
của mình cho cuộc sống thực tế => Next
·
Tôi sẽ được gì khi theo đuổi đam mê? => Next
·
Bạn làm được không mà nói? => Next
·
Nhưng xã hội đã như vậy, tôi
không thể làm khác => Nghĩa là bạn sẽ chết mọt gông
trong tù, hoặc sẽ ngồi chết dí một chỗ đến khi tử vong nếu ai đó bắt chúng ta làm thế.
Dù gì!
Dù gì, mọi lý lẽ chỉ là ngụy biện.
Dù gì, chúng ta vẫn phải sống phần đời còn lại, và chắc chắn rằng, chúng ta sẽ làm việc mình thích, hoặc sẽ làm việc mình không thích.
Dù gì, lý lẽ cũng không cứu được chúng ta, chúng ta có thể cãi thắng trong
một vụ tranh luận để tiếp tục không sống với ước mơ, nhưng chúng ta sẽ ra sao khi về lại ngôi nhà của mình
vào ban đêm?
Dù gì, tất cả chúng ta
đều phải cố gắng mà sống. Hoặc là tiếp tục làm những thứ người khác bảo là tốt, hoặc là bắt đầu làm những thứ mà bản thân
mình nghĩ là tốt.
Dù gì, hãy yêu cuộc sống! Vì
sao à? Vì chúng ta không còn cách nào khác.
Đây là câu nói mà tôi đã hỏi những người thân của mình:
· Tại sao tôi không thể cảm thấy “bình thường” một cách tự nhiên như mọi người?|
=> Vì cậu là cậu, cậu không
là ai cả!
· Tại sao em không thể phớt lờ đi khái niệm
« đam mê » trong đầu, tại sao em cứ phải tìm kiếm nó, tại sao em lại ray rứt.
=> Khi một người không nhìn thấy cục kim cương trên đường, họ sẽ vẫn đi tiếp bình thường, nhưng khi họ nhìn thấy cục kim cương, mọi thứ sẽ khác.
Nếu có thể quy mọi lý lẽ phản biện thành một, thì tôi sẽ nói rằng : Người ta sợ thất bại, sợ mình
không thể được như mình muốn vì những nỗi khó khăn.
Cuộc sống này,
không chỉ có một nỗi sợ, có vô
vàn nỗi sợ. Cuộc sống này
không cần tranh cãi, cần dùng
cái trí tuệ để nhìn thấy bản chất thực sự của niềm vui và
ý nghĩa cuộc sống. Nếu bạn thích bỏ nó, thì
cũng chẳng sao cả, không ảnh hưởng đến kinh tế nhà ai,
nhưng nó sẽ ray rứt bạn khi tuổi về xế chiều.
Tôi biết rằng không
thể bắt mọi người đi theo
đam mê được, không thể đòi hỏi nhiều kim cương trên thế gian
này. Nhưng…
Với tôi thì : Lỗi không phải là cái
gì sai, mà là biết sai nhưng vẫn tiếp tục làm.
Vấn đề không phải là làm được bao
nhiêu, mà là có chịu làm hay
không, vậy thôi !
“Nếu bạn không thể thay đổi theo lý tưởng mà bạn mong đợi, đơn giản là bạn đang bỡn cợt với chính cuộc đời mình.” – Lục Phong
Hãy nghĩ về tất cả những điều đó, hãy bỏ thời gian ra nghĩ về nó, đến khi thực sự đủ…
Và, cát vẫn đang rơi trong
chiếc đồng hồ…
Không có nhận xét nào: