Sự Ngụy Biện Về “Chiếc Giường Chết”
[ToMo] Sự Ngụy Biện Về “Chiếc Giường Chết”
*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.
Chủ đề này đã làm phiền tôi trong nhiều năm. Vì vậy, ngay bây giờ, trong giây phút được truyền cảm hứng bởi Wait But Why (trang web) và uống một hoặc hai ly Bourbon, tôi muốn thảo luận về nó thật kỹ càng. Cái mà tôi gọi là sự ngụy biện về “chiếc giường chết”.
(This
topic has bothered me for years. So now, in a moment of inspiration instigated
by Wait But Why and drinking a glass or two of bourbon, I want to hash it
out. It is something I call the Deathbed Fallacy.)
Vậy sự ngụy biện về “chiếc giường chết” là gì? (What is the
Deathbed Fallacy?)
Mọi người khi đã nằm trên chiếc giường chết thường hối tiếc vì đã không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, đi du lịch nhiều hơn, lo lắng ít hơn, vv. Các nhà duy linh và nhà lãnh đạo trong đạo Hinđu đã nói rất nhiều lần về sự thật hiển nhiên này. Điều này được phóng đại bởi báo chí hay thường được đưa ra thảo luận trong các bữa ăn tối. Bronnie Ware – một y tá trong việc chăm sóc giảm nhẹ đã đưa ra một danh sách các câu hối tiếc phổ biến nhất như sau:
(People
on their deathbeds regret not spending more time of their life with their
family, traveling more, worrying less, etc. I’ve heard this truism echoed
by growth gurus and spiritualists.
It is amplified by newspapers. It comes up at dinner
discussions. The origin of the list of regrets is the palliative
nurse Bronnie Ware who listed the following most common regrets:)
· "Tôi
ước rằng tôi đã có đủ can đảm để sống một cuộc sống cho chính bản thân mình, chứ không phải sống vì những mong đợi của người khác.
· Tôi ước gì mình đã không làm việc quá chăm chỉ.
· Tôi ước gì tôi đủ dũng cảm để diễn tả cảm xúc của mình.
· Tôi ước gì tôi còn giữ liên lạc với bạn bè.
· Tôi ước rằng tôi đã để cho mình được hạnh phúc hơn. "
·
Tất cả đều là điều tốt và cực tốt. Có một chút mơ hồ, nhưng có vẻ đều là lời khuyên vững chắc. Vậy thì vấn đề ở đây là gì?
·
“I wish I’d had the courage to live a life
true to myself, not the life others expected of me.
·
I wish I didn’t work so hard.
·
I wish I’d had the courage to express my
feelings.
·
I wish I had stayed in touch with my friends.
·
I wish that I had let myself be happier.”
· All well
and good. A bit vague, but seems like solid advice. So what is the problem?
Sự ngụy biện (The Fallacy)
Sự ngụy biện nghĩa là nghĩ rằng bất kỳ ai khi đã nằm trên chiếc giường chết đều biết mình đã nên sống cuộc đời như thế nào. Họ ước rằng mình đã làm mọi thứ khác đi, làm những điều có ý nghĩa, và họ nghĩ bạn cũng nên thay đổi những việc mình làm đi, ngay bây giờ. Bạn nên coi mình không phải là một cá thể riêng biệt mà là một dòng trong số rất nhiều người với nhiều quan điểm và sự ưu tiên khác nhau. Bây giờ, bạn có nghĩ rằng người cuối cùng trong số những người đó là khôn ngoan và hiểu biết nhất không? Có ba lý do để nghi ngờ rằng liệu chiếc giường chết có phải là người dẫn đường cho cuộc sống của bạn.
(The
fallacy is to assume that whoever you are on your deathbed knows how you should
live your life right now. They wish they would have done things differently,
meaning, they think you should do something differently, right
now. You should consider yourself over a lifetime not as a single person, but a
line of many people with different views and priorities. Now, do you think the
last person in that line is wise and all-knowing? There are three reasons to
doubt that deathbed-you is a competent guide for your life.)
Chiếc giường chết không phải là cố vấn đáng tin cậy. Đây là lý do tại sao.
The
deathbed you is not a reliable advisor. Here’s why.
Lý do thứ nhất: Nó không phải là một tình trạng điển hình. (Reason 1: It is not a
representative state)
Chiếc giường chết không phải là một tình trạng điển hình trong cuộc sống, và những gì bạn muốn khi bạn ở trong tình trạng chiếc giường chết có thể không liên quan nhiều đến những thứ hạnh phúc nhất, thỏa mãn nhất hoặc có ý nghĩ nhất mà bạn đã có thể trải qua.
(The
deathbed is not a representative state of life, and what you want when you are
there might not have much correlation with what would have been the happiest,
most satisfactory and/or meaningful life you could have led.)
Chiếc giường chết rất đặc biệt theo một số cách như sau:
Những người nằm trên chiếc giường chết không có một tương lai nào cả. Họ sắp chết, và những gì họ nghĩ lúc đó cũng không có ảnh hưởng đến tương lai. Tất cả những gì họ có là hiện tại và những kỷ niệm.
Họ nghĩ rằng họ biết rất rõ bản chất quá khứ của họ (như bạn) nhưng có lẽ không. Có lẽ bạn sẽ biết được nhiều hơn về bản chất của mình sớm thôi.
(The
deathbed you is very special in a few ways:
They
don’t have a future at all. They are about to die, and nothing they think has a
bearing on the future. All they have is the present and memories.
They
think they know their past selves (such as you) very well but probably don’t.
More on that soon.)
Giống như tất cả những bản chất trần tục, chúng bị giam giữ trong một khoảng thời gian, địa điểm và tình huống của cuộc sống mà không nhất thiết phải tương thích với bạn.
(Like all
your temporal selves, they are locked in a time, place and life situation that
does not necessarily correspond to yours.)
Chúng ta
cũng nên kỳ vọng xu hướng gần đây đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta nên giả định rằng những người bày tỏ sự hối tiếc thường là những người đứng tuổi. Khi nhớ về công việc của mình, họ nên nhớ đến những giai đoạn cuối trong sự nghiệp. Nên nhớ đến những người bạn đã mất lúc tuổi già chứ không không cần thiết phải nhớ đến những người rong chơi với mình tuổi đôi mươi – những người mà bạn đã quên gần hết khi 60 tuổi.
(We
should also expect recency bias to play a significant role. We should assume
that the people expressing these regrets are in general quite old. Their
memories of working a lot should be dominated by the late stages of their
careers. The lost friends should be those they miss at old age, not necessarily
the people you hung out with in your twenties that you’ve forgotten almost
entirely by the time you’re 60.)
Lý do thứ hai: Bạn chẳng hề hiểu gì về bản chất của mình trong quá khứ, nhưng bạn cứ nghĩ rằng mình hiểu. (Reason 2: You don’t know
your past selves, but you think you do)
Càng lớn tuổi, tôi càng nghĩ mình hiểu rõ về bản thân như một đứa nhóc mới lớn. Khi tôi hiểu nhiều hơn về chính mình, dường như tôi càng nắm bắt động lực và lý tưởng cốt lõi một cách đầy đủ hơn. Vì vậy, tôi có xu hướng nghĩ về bản thân trong quá khứ là một phiên bản “trẻ trâu” hơn, năng nổ hơn bây giờ. Tôi nghĩ bản thân khá là kiên định. Và khi tôi đưa ra những quyết định “sai lầm”, đó có thể là vì tôi ngốc, hoặc là do tôi không có đúng những thông tin cần thiết.
(The
older I get, the more I think I understand myself as a teenager. As I learn
more about myself, I seem to grasp my motivations and my core ideals ever more
fully. So I tend to think of past me as nothing but a slightly less
grown-up, more athletic version of myself. I think I’ve been consistent. And
when I made the “wrong” choices, it’s either because I was (am) stupid, or
because I didn’t have the right information.)
Nhưng cứ mỗi khi tôi tìm thấy một điều gì đó mình đã từng viết hay nhớ một quyết định của mình hồi còn học trung học đều nhắc tôi nhớ rằng những giả định của tôi là sai. Khi còn học trung học tôi cũng khá thông minh vì tôi
có rất nhiều thông tin (nhiều hơn bây giờ vì tôi cũng đã quên hầu hết các chi tiết). Những quyết định tôi đã đưa ra thực ra là đúng, và những điều tôi nghĩ bây giờ lại là sai, bởi vì tôi của hiện tại quá mức đơn giản hóa bản han tôi trong quá khứ.
(But
every now and then I find something I wrote or remember a decision I made in
high school, which reminds me that my assumptions are all wrong. I was just as
smart in high school, I had a lot of information (more than I do now because
I’ve forgotten the details). The decisions I made were actually the right ones,
and what I think now is wrong, because present me is overly simplistic about
past me.)
Ví dụ điển hình: trong một vài năm, khi tôi 14 đến 15 tuổi, một ưu tiên lớn trong cuộc đời tôi là tìm ra hòa nhập chứ không phải mở lòng về ý tưởng hay cảm xúc. Điều này hoàn toàn chống lại những lý tưởng hiện tại và danh sách the
Deathbed của tôi. Vì
vậy, tôi - khi - còn - trẻ sẽ được hưởng lợi từ những chỉ dẫn của tôi - hiện - tại, đúng chứ?
(Case in
point: for a few years, when I was 14 to 15, a big priority in my life was
fitting in, and not be too open about my own ideas and feelings. This goes
entirely against both my current ideals and the Deathbed List. So young me
would have benefitted from some guidance from present me, right?)
Sai rồi. Khi tôi tìm cuốn thấy nhật ký của tôi ở thời điểm đó hoặc nói chuyện với một người bạn truớc đây, có vẻ như tôi đã làm những điều đúng đắn. Giá trị cốt lõi khá giống bây giờ, chỉ có hơi chút 2 chiều. Tôi cũng đánh giá tính độc lập và sự xác thực lúc đó. Nhưng điều mà tôi - khi - còn - trẻ thì nhận ra, còn tôi - hiện - tại lại quên mất, rằng tôi đã bị cam dỗ bởi quá nhiều thứ và mọi người, nói chung, đều không ưa tôi. Tôi cũng nhận ra rằng bất kể tôi giác ngộ hay chân thực như thế nào, hạnh phúc của tôi cũng phụ thuộc khá nhiều vào cách người khác nhìn nhận tôi, vào cách mà mối quan hệ của chúng tôi phát triển như thế nào.
(Wrong.
When I find a diary from that time or talk to a friend from those days about
it, it turns out I was probably doing the right thing. My core values were the
same as now, only somewhat more 2-dimensional. I valued independence and
authenticity back then, too. But what younger me realized, that present me
forgot, was that I sucked as a person in a lot of ways and that
people, in general, weren’t very fond of me. I also realized that no matter how
enlightened or authentic I got, my overall happiness depended quite a lot on
how other people saw me, and what relationship we developed.)
Hiện tại, có lẽ tôi quan tâm quá nhiều về những gì người khác nghĩ. Tôi thường đổ lỗi cho tuổi trẻ của mình vì đã khiến tôi quá để tâm sự phán xét của người khác - tại sao tôi không thể chỉ tập trung vào những công việc cool ngầu và thiền với một số ít người mà tôi yêu? Nhưng đó chỉ là tôi - hiện - tại cảm thấy tủi thẹn với tôi – của - quá – khứ vì đã không để cho mình được thử thách những điều có ích cho cả hai. Tôi của quá khứ xử lý được hầu hết những vấn đề của hiện tại và dạy cho tôi nhiều điều về những thứ tồi tệ. Nhưng tôi lại quên và cảm thấy bị mắc kẹt trong sự hối tiếc.
(Today, I
probably care too much about what others think. I often blame teenage me for
making me so aware of other people’s judgment — why can’t I just focus on cool work and
meditation all the time with a select few people I love? But that is just
present me shaming past me for dragging himself through an ordeal which
benefitted us both. He handled the most pressing matter and passed on the work
of undoing the side-effects to me. I just forgot about it and got stuck in
regret.)
Theo cùng
một cách, bây giờ tôi đang rất tập trung vào nghề nghiệp. Tôi muốn học được nhiều thứ, tôi muốn công việc tốt, tôi muốn tiền, tôi muốn là một người có tầm ảnh hường. The Deathbed của tôi có lẽ sẽ cau có và nghĩ rằng tôi đã làm những ưu tiên của mình trở nên lộn xộn. Nhưng tôi đang làm việc này cho cả tôi và the Deathbed.
Tôi không quan tâm đến sự nghiệp hay tiền bạc, ngoại trừ việc tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống tự do, một cuộc sống ở một thành phố tuyệt vời với những người tuyệt vời. Tôi tin rằng công việc khó khăn có thể đưa tôi đến những nơi mà tôi có thể tận hưởng hơn là những nơi tôi sẽ kết thúc nếu tôi chỉ tập trung để trở nên hạnh phúc trong một thời điểm, làm theo những điều trong danh sách The
Deathbed. Tôi đang làm tốt nhất dựa trên những gì tôi biết. Và điều đó không bao giờ là miễn phí, tôi phải đánh đổi. Tôi tình cờ tin rằng rất nhiều người tôi thích đi chơi cùng cảm thấy thật sự khó để họ có thể ra ngoài cùng tôi. Sự ngăn cách ở đó vì luôn có một lý do, và tôi muốn dành nhiều thời gian nhất có thể với những ở người ở phía bên kia của sự ngăn cách, vì vậy tôi cần phải buông bỏ một số thứ ở phía bên này lằn ranh. The Deathbed của tôi sẽ cảm thấy tức giận, nhưng đó chỉ là một kẻ vô ơn hư hỏng. Nó là đứa trẻ mà tôi đang nuôi, chứ không phải ngược lại.
In much
the same way, I am now highly career focused. I want to learn a shit lot, I
want good jobs, I want money, I want to influence. Deathbed-me would probably
scowl and think I’ve gotten my priorities all twisted up. But I am doing this
for us. I don’t care about having a career or money, except for as enablers of
a good life, a life of freedom, a life in a great city with great people. I
believe that hard work can take me places I will enjoy more than where I’d end
up if I just focused on being happy in the moment, following the Deathbed List.
I’m doing the best I can based on what I know. And that doesn’t come free, I
have to make trade-offs. I happen to believe that a lot of the people I would
love the hang out with are people in places it is actually hard to get
to. The brick walls are there for a reason, and I want to spend as much of
my time as possible with the people on the other side of it, so I need to let
go of some stuff on this side for a while. Deathbed-me is gonna be pissed, but
he’s just a spoiled ingrate. He’s the kid I’m raising, not the other way
around.
Lý do 3:
Hầu hết những người chết hôm nay sống trong một thế giới rất khác với bạn. (Reason 3: Most people that
die today lived in a world very different to yours)
Có lẽ bạn nghĩ rằng chìa khóa của hạnh phúc là bất biến. Rằng nó không bao giờ thay đổi giống như thế giới vậy. Nhưng hãy nhớ rằng đối với tất cả những thứ trong danh sách, những điều dự đoán trước đều thay đổi. Hãy lấy điều ước số 1 trong danh sách làm ví dụ:
"Tôi
ước rằng tôi đã có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là một cuộc sống mà những người khác mong đợi."
Maybe you
think the key to happiness is universal. That it doesn’t change as the world
does. But keep in mind that for all the things on the list, the predicament has
changed. Let’s take number 1 on the list as an example:
“I wish
I’d had the courage to live a life true to myself, not the life others expected
of me.”
Hãy suy
nghĩ về một ai đó đã sống 70 tuổi, 80 tuổi trở lên mà bạn biết. Có thể là một người còn sống hoặc đã mất. Hãy suy nghĩ về những câu chuyện họ kể cho bạn về việc trưởng thành, về cuộc sống làm việc, về những giá trị của họ. Bạn có đồng ý rằng có khó khăn hơn cho họ để sống mà không quan tâm đến sự mong đợi từ những người khác? Có phải chúng ta không đủ chín chắn để tự do định hình cuộc sống của bản thân mình? Có thể, có lẽ, chỉ có thể thôi, rằng một số người quá giỏi trong việc "chân thật", vì lợi ích của bản thân và môi trường xung quanh, bởi họ có một chút tự ám ảnh và không chú ý đến nhiệm vụ và những thứ công ích ?
Think
about someone you know who lived to be 70 years, 80 years or older. It may be
someone alive or no longer with you. They correspond best to the average person
in palliative care. Think about the stories they told you about growing up,
about working life, about their values. Wouldn’t you agree that it was
likely a lot harder for them to live outside the expectations of
others? Have we not come a long way when it comes to people being free to shape
their own lives? Is it possible, maybe, just maybe, that some people are a
bit too good at being “authentic,” to the detriment of themselves and their
surroundings, by being a bit self-obsessed and not paying enough attention to
duty and the common good?
Đối với những người ở độ tuổi 20, có điều gì đó giống như sự trì hoãn 50 năm trong dữ liệu ở đây. Những thách thức mà thế hệ của tôi phải đối mặt không giống như những gì xảy ra với thế hệ của ông bà tôi. Ví dụ, những bạn tuổi từ 20 đến 29 ngày nay liệu giỏi hơn hay tồi hơn trong việc giữ liên lạc với bạn bè? Ông bà tôi có thể gặp khó khăn trong việc giữ liên lạc, nhưng không bị vướng bận bởi các mạng xã hội như ngày nay. Có lẽ họ đã bị mắc kẹt trong phòng làm việc hoặc bởi nhưng quy tắc đạo đức cứng nhắc. Có lẽ họ đã giấu sự thật về giới tính của mình khỏi người thân và bạn bè. Có lẽ họ đã là trụ cột của cả gia đình khi ở tầm tuổi tôi. Vậy bạn nghĩ cuộc sống của chúng ta có giống như vậy không?
To
someone in their 20s, there is, like, a 50-year delay in the data here. The
challenges facing my generation are not the same as that of my grandparents.
For example, do you 20-somethings today are better or worse at staying in
contact with friends? My grandparents might have had trouble staying in touch,
but weren’t stuck on social media. Maybe they were stuck in a cubicle or a
rigid moral structure. Maybe they were stuck hiding their sexuality from their
friends and families. Maybe they were homeowners by my age, settled down with a
family. How similar do you think our lives are?
Ai là người có lỗi nhất vì đã tạo ra sự ngụy biện này?
Theo kinh
nghiệm của tôi, những người "tìm ra" cuộc sống thực sự là gì dường như đã vượt khá xa so với những gì có trong tháp nhu cầu của Maslow, và tập trung nhiều cho những nhu cầu cao cấp hơn. Họ có xu hướng trở thành những người thông minh và tìm ra cách để sống một cuộc sống tươm tất, cho phép họ có nhiều thời gian để suy nghĩ và tự do cá nhân để khám phá những trải nghiệm. Tôi muốn nói rằng rất nhiều những người như vậy là, hoặc đã từng là những kẻ cuồng công việc. Và bây giờ họ có đủ điều kiện để nghĩ đến những thứ thực sự quan trọng trong cuộc sống, có thể đánh giá bản thân mình trước đây khi những điều kiện ngày xưa không cho phép họ làm được điều đó.
Who is
most guilty of this fallacy?
In my
experience, those who “figure out” what life is really about seem to be pretty
far up in Maslow’s pyramid of needs, and focus a lot on the higher-order needs.
They tend to be smart people that have figured out some way to make a decent
living that allows them a lot of time to think, and personal freedom to explore
experiences. I’d say that a lot of these people are, or have been, workaholics.
And now they have the luxury of thinking about The Real Important Things In
Life, casting judgment on their former selves for not seeing when a
precondition for them to be able to figure themselves out in the first place is
the work they already put in.
Ngược lại, tôi đã gặp một vài người mà việc họ quan tâm đầu tiên là làm thế nào để sống một cuộc sống thật vô tư mà không phải suy nghĩ nhiều về những vấn đề khác. Họ không có thu nhập ổn định (hoặc ít nhất là liên lạc và kiến thức cần thiết để có thể kiếm tiền khi họ cần), không có các mối quan hệ tốt và cũng không thể hiểu rõ các ưu tiên vật chất của họ. Họ giống như người nghệ sĩ đang gặp khó khăn, những kẻ lang thang khốn khổ hoặc chỉ là những người vô vọng với những giấc mơ lãng mạn để rồi khiến họ thất vọng với thế giới thực.
Conversely,
I’ve met quite a few people who are very concerned about living an authentic,
carefree life without having a lot of other things figured out first. They
don’t have a stable income (or at least the contacts and knowledge required to
make some money when they need to), good relationships, and a good grasp of
their material priorities. These are struggling artist, miserable drifters or
just pretty aimless people with romantic dreams that leave them disappointed
with the real world.
Nói tóm lại, những người đã có rất nhiều dường như cho rằng thậm chí nếu họ không bao giờ cố gắng cho cuộc sống, họ sẽ được hạnh phúc hơn. Nhưng sự phấn đấu đó thường là một sự kích thích của cuộc sống mà họ nghĩ rằng họ muốn. Đó là những gì đã cho họ gia đình, các mối quan hệ, và niềm đam mê.
In short,
people who already have a lot seem to assume that if they never even strived
for it, they would be happier. But that striving is often an enabler of the
life they now think they want. It is what gave them their family, their
network, their passions.
Vậy giải pháp thay thế là gì?
Danh
sách the Deathbed có vẻ là một danh sách những lời khuyên rất hợp lý (nếu có một chút trừu tượng). Nó phù hợp với nghiên cứu hạnh phúc hiện nay. Nhưng nó cũng khiến bạn phải chịu trách nhiệm chăm sóc một vài người khác hoặc phải làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên đó có thể là một ý tưởng tốt để chịu khổ trong một vài năm nhưng có thể tích lũy được kinh nghiệm và vốn liếng. Ít nhất, đó là những lời khuyên đáng tin cậy về cuộc sống mà chúng ta có thể tin tưởng.
So what’s
the alternative?
The
Deathbed List is in a lot of ways sound advice (if a bit abstract). It aligns
well with current happiness research. But it kind of shifts the blame onto you,
for caring about other people, for working hard. Heck, it might be a good idea
to be miserable for a few years to build up some knowledge or capital. At
least, that’s what a lot of other solid life advice is telling us.
Những gì tôi muốn bạn nhớ là: Đừng bận tâm về sự ngụy biện của chiếc giường chết. Nghiên cứu hạnh phúc chỉ ra rằng thu nhập ổn định, tập trung vào các mối quan hệ và kinh nghiệm chứ không phải những thứ linh tinh, sự tán thưởng thông thường, và những điều nhỏ nhặt như thời gian di chuyển ngắn sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Hãy mua một số quyển sách về chủ đề này. So sánh với sự hạnh phúc của chính bạn trong quá khứ và suy nghĩ xem bạn nên làm gì để đạt được thành công hơn kể cả trong ngày hôm nay hay suốt quãng thời gian còn lại của mình. Làm việc cật lực và từ bỏ một vài người bạn mà bạn thực sự không có thời gian để dây dưa nếu bạn đang trong giai đoạn giữa của sự nghiệp, hãy làm những điều có ý nghĩa. Đừng lo lắng về những gì mà những phiên bản trước đây của bạn suy nghĩ như thế nào về bạn, hãy tập trung vào việc đảm bảo sự hạnh phúc cho họ, thậm chí nếu tất cả những phiên bản đó đều là những kẻ vô ơn.
What I
want you to take away is this: Don’t bother with the Deathbed Fallacy. Look
at happiness research, which tells you a stable income, focus on
relationships and experiences rather than stuff, practicing acceptance, and
small things like short commute times make you happier. Get some books on
the topic. Reflect on your own past happiness right now, and consider what you
should do become more fulfilled both today and for the rest of your time on
Earth. Going to work most days and dropping a few friends you don’t have time
for may actually be sensible right now if you are in the middle of your career,
doing something meaningful. Don’t worry about what some old version of yourself
will think of you but focus instead on making sure they are happy and well off,
even if they are total ingrates.
----------
Tác giả: Rikard A. Hjort
Link bài
gốc: The Deathbed Fallacy
Dịch giả: Nguyễn Hồng Vân - ToMo:
Learn Something New
Link: https://ybox.vn/gia-vi/tomo-su-nguy-bien-ve-chiec-giuong-chet-5aea4fbbb7503c4bdfdff886
Không có nhận xét nào: