NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ‘KHÔNG NÓI HẾT SỰ THẬT’
GAS-Philippine được coi là quốc gia bình đẳng giới nhất ở châu Á, nhưng điều này có thực sự như vậy không? Một số nhà hoạt động nhân quyền và chuyên gia đã tranh luận về những kết quả nghiên cứu của các nhà quan sát và các tổ chức quốc tế .
Thượng nghị sĩ Grace Poe gần đây nói rằng "các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí trên thế giới đều nhận xét Philippine đang làm rất tốt khi đề cập đến lãnh vực phụ nữ tham gia lãnh đạo."
Grace Poe là một phụ nữ 45 tuổi đã trở thành nữ chính trị gia thứ 6 trong 24 thành viên Thượng viện hồi đầu năm nay ở Philippine.
Các cuộc điều tra quốc tế đã ủng hộ quan điểm của bà Grace. Trong hai năm qua, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum) đã cho rằng Philippine là quốc gia đạt bình đẳng giới cao nhất ở châu Á và là một trong hai nước đang phát triển duy nhất lọt vào danh sách 10 nước đạt trình độ bình đẳng. Kết quả này một phần dựa vào số liệu thống kê cho thấy phụ nữ Philippine nắm giữ phần lớn công việc trong cơ quan lập pháp, quan chức cao cấp và những lãnh vực quản lý.
Ngân hàng Thế giới cũng đã báo cáo kết quả tương tự vào năm 2010.
KHÔNG ĐÁNG NGẠC NHIÊN
Dữ liệu này không gây ngạc nhiên đối với một số nhà quan sát khi nói về bình đẳng giới vì điều này đã có trong lịch sử hàng trăm năm của Philippine.
Bà Carolyn Sobritchea, giảng viên ngành nhân chủng học tại Đại học Philippine nói,"Trong thời kỳ tiền thuộc địa, phụ nữ có thể thừa kế tài sản và đóng vai trò rất lớn trong xã hội. Nhưng với việc gia nhập đạo Công giáo ở thế kỷ 16, phụ nữ đã buộc phải chấp nhận các chuẩn mực gia trưởng phương Tây. Tất cả mọi thứ đã thay đổi khi Tây Ban Nha chiếm Philippine làm thuộc địa của họ.”
Tuy nhiên , Sobritchea giải thích rằng trong thời gian Mỹ chiếm đóng ở Philippine vào những năm đầu thế kỷ 20, phụ nữ được phép học đại học và đã lấy lại những điều đã bị mất trong thời gian Tây Ban Nha cai trị. Nhưng bình đẳng giới chỉ thực sự trở lại khi đất nước được độc lập vào năm 1946 và từ đó phụ nữ Philippine đạt được vai trò truyền thống bình đẳng với nam giới trong gia đình. Và đây chính là lý do tại sao nhiều nhà lãnh đạo nữ ngày nay được sống và đam mê với sự nghiệp của họ.
Bà Sobritchea nhấn mạnh thêm rằng "Chúng tôi thấy nhiều hoặc hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị nữ của chúng tôi xuất thân từ các gia đình chính trị như cựu tổng thống Corazon Aquino và Gloria Macapagal-Arroyo và họ thừa hưởng tiếng tăm từ những người cha của họ."
NHỮNG THỐNG KÊ KHÔNG ĐẦY ĐỦ
Sobritchea không tranh luận về kết quả của Diễn Đàn Kinh Tế Thế giới hay với các quan sát viên quốc tế, nhưng bà thấy khó có thể đồng ý rằng Philippine là một quốc gia bình đẳng giới như kết quả điều tra cho thấy và số liệu này có thể dẫn dắt người đọc tin vào con số này. Bà cho biết số liệu của các tổ chức đưa ra chỉ mới nói được một nửa câu chuyện về bình đẳng giới ở Philippine mà thôi vì trong số liệu và những tiêu chuẩn bình đẳng giới không đề cập đến một số vấn đề rất nghiêm trọng của phụ nữ.”
Thống kê gần đây của chính phủ Philippines vẽ một bức tranh ảm đạm hơn. Những con số này cho thấy 1/10 phụ nữ Philippine đã bị cưỡng bức tình dục và 37% phụ nữ lập gia đình đã phải chịu đựng bạo lực gia đình. Hơn nữa, một báo cáo năm 2013 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ trích Philippine không làm đủ mạnh để ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ. Và một số tổ chức phi chính phủ địa phương nói rằng phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn của Philippine không có sự lựa chọn, nhưng phải làm những công việc phi chính qui và không được pháp luật bảo vệ.
Elizabeth Angsioco, người đứng đầu nhóm vận động của tổ chức Phụ nữ xã hội dân chủ của Philippine nói với Deutsche Welle (DW) rằng "Phụ nữ nông thôn không có nghỉ thai sản và không có khả năng thương lượng tập thể với quản lý. Tôi nghĩ rằng các báo cáo quốc tế không nắm được tình hình thực tế này của phụ nữ trong cả nước."
Bà Angsioco chỉ ra rằng không chỉ có các tổ chức quốc tế có những báo cáo sai lệch về số liệu mà chính các nữ chính trị gia có nguồn gốc đặc quyền đặc lợi cũng không thể hiểu được những nhu cầu của phụ nữ nghèo từ các cộng đồng nông thôn, được gọi là barangay. Chúng tôi đã cố gắng phát triển các nhà lãnh đạo cộng đồng trong các barangay. Chúng tôi cần phải có nhiều phụ nữ hiểu vấn đề "của phụ nữ trong chính trị."
LẠC QUAN
Một số phụ nữ trẻ người Philippine nhìn thấy cơ hội để có trở thành người lãnh đạo, nhưng cơ hội này không đến một cách dễ dàng với họ. Jeaniine Grace Torres 20 tuổi, một sinh viên nghiên cứu về phát triển tại trường Cao đằng Miriam Cao đẳng ở Manila nói với DW, "Tôi không xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, vì vậy để trở thành nữ chính trị gia sẽ khó khăn cho tôi. Ở Philippine, danh tiếng gia đình là yếu tố quyết định."
Torres cho biết cô và một số bạn cùng lớp đang hoài nghi về những tuyên bố bình đẳng giới của Phillippine. Họ đồng ý rằng có rất nhiều việc cần phải làm, nhưng đó là một thách thức mà cô hy vọng sẽ có một ngày nào đó cô là người phải trực tiếp giải quyết. "Tôi muốn trở thành một phụ nữ điển hình có thể làm được điều này. Phụ nữ có thể làm điều gì đó cho sự phát triển, tiến bộ xã hội và đất nước. Phụ nữ có thể tạo ra sự khác biệt."
Người dịch: Doãn Thi Ngọc
Nguồn: http://www.dw.de/gender-equality-stats-dont-tell-the-full-story/a-17082195
Không có nhận xét nào: