Bạo lực giới trong cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ: Phương pháp can thiệp và biện pháp phòng ngừa

 


(Intimate-Partner Violence in Immigrant Communities in the US: Interventions and Preventions)

PGS.TS Bùi Ngọc Hoàn

Bạo lực giới là gì?  


·        Bạo lực giới được dùng để chỉ các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ vì giới tính của họ.

·       Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) dùng từ “bạo lực giới” (gendered violence) vì đa số nạn nhân là phụ nữ và đa số người sử dụng bạo lực là nam giớigần gũi, thân thiết với nạn nhân.

·     Các từ tương tự: bạo hành gia đình (domestic violence); bạo lực giữa những người có quan hệ thân thiết (intimate-partner violence)

·        Xã hội Mỹ đã coi bạo lực chống lại phụ nữ là vấn xã hội từ thập kỷ 1970.

·      Năm 1993, tuyên bố của LHQ về  loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ (United Nations’ Declaration on the Elimination of Violence against Women, 1993)


Nguyên nhân của bạo lực giới (Explanations)


·        Quan điểm nữ quyền (feminist perspective): Chế độ phụ hệ (patriarchy: đề cao quyền lực và sự thống trị của nam giới  (men’s authority and male dominance) và sự lệ thuộc của nữ giới vào đàn ông (subordination of women to men’s authority) là nguồn gốc của baọ lực gia đình.


·        Hai yếu tố (elements) trong chế độ phụ quyền  à vị trí thua kém và lệ thuộc của phụ nữ:

o   Sự phân chia thứ bậc trong các tổ chức xã hội và mối quan hệ trong xã hội (hierarchy in the organization of social institutions and social relations).

o   Khiá cạnh văn hóa (cultural aspect) dùng để củng cố, tăng cường (reinforce) và lý giải (rationalize) sự phân chia thứ bậc trong xã hội dựa trên yếu tố giới

o   Nhiều công trình nghiên cứu công nhận quan điểm nữ quyền về nguyên nhân của bạo lực giới (many studies support feminist perspective on gendered violence)

o   Quan điểm nữ quyền được các tổ chức quốc tế chống bạo lực giới sửử dụng để làm nền tảng cho các chương trình can thiệp. 


 Bạo lực giới (BLG) trong cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ


·        Mức độ nghiêm trọng hay phổ biến (prevalence) của bạo lực giới ở Hoa Kỳ nói chung:


o   Hoa Kỳ nói chung: 25% phụ nữ được khảo sát đã cho biết bị bạo hành 


o   Cộng đồng di dân: Khó xác định chính xác tỷ lệ phụ nữ bị bạo lưc giới.  


o   Qua báo chí và các công trình nghiên cứu trong từng nhóm di dân khác nhau: có thể nói BLG khá phổ biến trong các cộng đồng di dân Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.


·        BLG trong khung cảnh di dân (Immigration contexts of intimate-partner violence)


o   Bạo lực giới xảy ra ở mọi xã hội, nhưng ở mỗi nơi, BLG có những tính chất riêng biệt liên hệ đến văn hoá (phong tục tập quán) và hoàn cảnh lịch sử


o   Trong những người di dân có trường hơp baọ lực gia đình giảm sau khi đến định cư ở Hoa Kỳ, nhưng có trường hợp bạo lực chỉ phát sinh hay gia tăng sau khi đến định cư ở Hoa Kỳ. (Có thể giải thích thêm những yếu tố tác động tích cực)


o   Ba hoàn cảnh chính đưa đến bạo lực trong khung cảnh di dân:


§  Thay đổi tương quan quyền lực trong gia đình (changing family dynamics)

§  Khác biệt về hội nhập văn hoá Hoa Kỳ (cultural adaptation) giữa đàn ông và đàn bà, đặc biệt là khác biệt về quan điểm bình đẳng giới.   

§  Trường hơp các cô dâu được bảo lãnh từ những quốc gia khác (sponsored brides)  


Các biện pháp can thiệp và phòng ngừa bạo lực giới ở Hoa Kỳ (Intervention and Prevention Approaches)


·        Thiết lập luật hình sự chống bạo lực gia đình (criminalization of domestic violence)


·        Biện pháp đối phó với nguời sử dụng bạo  hành


o   Biện pháp hình sự tư pháp (criminal justice approaches)


§  Chính sách bắt giam những người dùng bạo lực (mandatory arrest policy)  

§  Chính sách bắt buộc truy tố (mandatory prosecution policy)

§  Gia tăng hình phạt (enhanced penalty) với những trường hơp bạo hành gia đình


o    Chương trình học tập cho người bạo hành (batterers’ programs)


o   Chương trình cai ruợu và ma túy đối với nhửng người dùng bạo hành trong lúc say rượu hay say ma tuý (substance abuse treatment).


·        Các biện pháp hỗ trợ nạn nhân


o   Các biện pháp bảo vê bằng ngăn cách (restraining order or personal protection order)


o   Chương trình y tế để phát hiện nạn nhân của bạo hành gia đình (domestic violence screening) 


o   Hỗ trợ nạn nhân tại toà án (victims’ assistance programs)


o   Giúp nạn nhân có khả năng sống độc lập và tự lập


§  Nhà tạm trú (women’s shelter)

§  Các dịch vụ giúp nạn nhân làm các thủ thục giấy tờ

§  Chương trình cố vấn gia đình (family counseling program) và cố vấn tâm lý (psychological  counseling)

§  Trợ giúp tài chánh và nghề nghiệp    


·        Chương trình dành cho trẻ em chứng kiến bạo hành gia đình


·        Chương trình dành cho toàn thể gia đình (family programs)


·        Chương trình ngăn ngừa bằng giáo dục cộng đồng (prevention through public education)


Phản ứng của phụ nữ di dân khi bị bạo hành  


·        Nói chung, nạn nhân ít khi nói với người ngoài; it dùng các dịch vụ trợ giúp ngoài xã hội


·        Yếu tố ảnh hưởng đến việc đi tìm trợ giúp của phụ nữ di dân

o   Phong tục tâp quán về vai trò của đàn bà trong gia đình và xã hội

o   Sự cô lập về văn hoá (cultural isolation)

o   Cô lập về xã hội (social isolation)

o   Sự cô lập về kinh tế (economic isolation)

o   Tình trạng pháp lý (legal status)


Các biện pháp can thiệp có hiệu quả đối với người di dân


·        Sử dụng một biện pháp không mang lại hiệu quả cao  cho phụ nữ để đạt được độ an toàn cá nhân về lâu về dài.


·        Biện pháp có hiệu quả nhất (best practices)


o   Cùng phối hợp các dịch vụ giúp đỡ với nhau và can thiệp từ nhiều cơ quan, cấp độ khác nhau ở cộng đồng địa phương  (Coordinated community responses)


o   Trong cộng đồng di dân VN: rời bỏ hôn nhân, hay vẫn duy trì hôn nhân nhưng sử dụng nhiều dịch vụ trợ giúp à hiệu quả nhất


o   Những yếu tố giúp phụ nữ quyết định về hành động để bảo vệ an toàn cá nhân:


§  Giúp những phụ nữ ý thức được là họ cần thay đổi cuộc sống để được an toàn (cần giải thích chi tiết hơn)

§  Cung cấp các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ. 

§  Phối hợp giữa hình sự tư pháp và các dịch vụ giúp đỡ từ các cơ quan, cấp độkhác nhau

§  Vai trò quan trọng của hình sự tư pháp   

§  Nhân viên giúp đỡ cần hiểu được ngôn ngữ và văn hoá của người di dân.


http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/bao-luc-gioi-trong-cong-dong-di-dan-o-hoa-ky-phuong-phap-can-thiep-va-bien-phap-phong-ngua