Mạng xã hội và tái hội nhập: Trường hợp của các nữ phạm nhân ở Hoa Kỳ
(Social Networks and
Prisoners' Re-Entry: A Case of Female Offenders in the US)
PGS.TS Bùi Ngọc Hoàn
Mở đầu
Tái
hội nhập xã hội của các cựu tù nhân (prisoners’ re-entry) đang là một đề tài
quan trọng cho ngành phạm tội học và chính sách hình sự tư pháp (criminal
justice).
Sự gia tăng số phụ nữ bị phạt tù giam và quản chế ở Hoa Kỳ:
1980-2010
- Con số những phụ nữ bị tù giam đã gia tăng 9 lần trong vòng 30 năm qua.
- Nguyên nhân chính của viêc gia tăng dân số tù nhân nữ
- Trận chiến chống tội phạm và ma tuý (the war on crime and war on drugs) từ 1984
- Hiện nay: 200,000 phụ nữ ở các trong các nhà tù (prisons = 115,000) và traị giam (jails = 85,000) ở Hoa Kỳ và hơn 100,000 phụ nữ được đặt dưới sự quản chế trong khi tiếp tục thi hành án ở điạ phương (parole supervision).
Đặc tính của các nữ tù nhân tại Hoa Kỳ (The Profile of Female
Offenders)
- Đặc tính về dân số (demographic characteristics)
- Đặc tính về đời sống gia đình (characteristics on family lives)
- Tình trạng bệnh tật và sức khỏe tâm thần (physical and mental health)
- Đặc tính về tội phạm (crime characteristics)
- Thường phạm tội liên quan đến ma tuý (phân phối hay tàng trữ - distribution and possession of drugs) và các tội có tính chất kinh tế (property crime).
Hình phạt và chương trình cải tạo cho nữ tù nhân
(Punishment and Rehabilitation Programs)
- Những phụ nữ can tội hình sự với mức độ ít nghiệm trọng. Nếu tái phạm thì sẽ bị phạt tù giam (incarceration).
- Trong thời gian bị giam giữ, họ có thể tham gia các chương trình cải tạo (rehabilitation programs) trong nhà giam
- Hoàn tất chương trình trung học phổ thông, hay theo học các chương trình đại học (thường ở các nhà tù liên bang)
- Tham gia chương trình đào tạo nghề (job training)
- Tham gia chương trình điều trị bệnh tâm thần (mental health treatment)
- Tham gia các chương trình cai nghiện ma tuý (substance abuse treatment)
- Tham gia chương trình chuẩn bị tái hội nhập (pre-release program).
Nhu cầu và các rào cản khi tái hội nhập (Re-entry Needs and
Barriers to Reentry)
- Nhu cầu (needs) của nữ phạm nhân trong thời kỳ tái hội nhập
- Có nơi trú ngụ
- Có công ăn việc làm, có thu nhập
- Cai nghiện ma túy, điều trị bệnh tâm thần, hay các bệnh về thể chất
- Đoàn tụ với các con
- Tuân thủ được các điều kiện quản chế (successfully comply with parole conditions)
- Các trở ngại (barriers) cho việc tái hội nhập của phụ nữ
- Khó tìm nơi trú ngụ
- Không có phương tiện di chuyển
- Khó kiếm việc làm
- Ít có các chương trình miễn phí để chữa bệnh, cai ma tuý, đào tạo nghề
- Các điều kiện quản chế chặt chẽ cản trở việc kiếm việc làm, chỗ ở, hay duy trì quan hệ gia đình.
- Thất bại trong việc đoàn tụ với các con (phải có thu nhập và chổ ở ổn định mới được trả lại quyền giữ và nuôi con).
Vai trò của mạng xã hội đối với việc tái hội nhập của nữ tù nhân
(The Role of Social Networks in Women’s Reentry Experiences)
Mạng
xã hội (social networks) là các mối quan hệ xã hội (social relationships) của
cá nhân, trong đó có quan hệ với nhữngcá nhân (individuals), nhóm (groups) và
tổ chức (organizations).
Hai
loại mạng xã hội:
- Mạng xã hội từ các mối quan hệ thân thiết (strong-tie networks)
- Mạng xã hội từ các mối quan hệ không thân thiết (weak-tie networks)
Tuỳ
theo tính chất của các mạng xã hội và các thành viên, mạng xã hội có thể cung
cấp các tài nguyên tích cực (positive resources) giúp chọ các cựu tù nhân tái
hội nhập thành công, hoăc là các rủ rê hay chỉ dẫn cho các cựu tù nhân phạm tội
trở lại.
- Vai trò của các mối quan hệ thân thiết (the role of strong-tie relationships)
- Quan hệ thân mật (intimate relationhsips): vợ chồng hay tình nhân
- Quan hệ gia đình (family relationships)
- Vai trò của các quan hệ không thân thiết (the role of weak-tie relationships)
- Người hướng dẫn (mentors).
- Các tổ chức thiện nguyện và tổ chức tôn giáo (charity and religious organizations)
- Các bạn tù cũ và các đồng môn ở những lớp học cai ma túy (former co-inmates and treatment peers).
Cán
bộ quản chế (parole officers): Cán bộ quản chế (parole officers) ở Hoa kỳ
có nhiệm vụ giám sát và theo dõi việc các cựu tù tiếp tục thi hành án ở điạ
phương và chấp hành các qui định về quản chế (parole conditions), đồng thời tìm
cách giúp đỡ các cựu tù nhân tìm các nguồn tài nguyên (resources) mà họ cần để
tái hội nhập thành công, hay tư vấn cho các cựu tù nhân khi họ có các vưóng mắc
trong cuộc sống.
Kết Luận
Quan
hệ với các thành viên là các công dân lương thiện (law-abiding citizens) và có
nhiều tài nguyên tốt (positive resources) là nhửng yếu tố cần thiết cho việc
tái hội nhập thành công của các cựu nữ tù nhân.
Việc
giúp đỡ các nữ cựu tù nhân thoát khỏi các mối quan hệ với những người có khuynh
hướng phạm tội (Individuals with criminal tendency), đồng thời giúp các cựu tù
nhân mở rộng quan hệ với các người lương thiện (law-abiding individuals) và có
khả năng giúp đỡ là cần thiết để giúp họ tái hội nhập thành công.