Ta có thể giúp gì cho nạn nhân bị xâm hại tình dục, ngoài nói “Cố lên”?

 Xâm hại tình dục - Bài viết | Vietcetera

Phần 1: Giải mã “Sao đến giờ mới nói?” cùng nhiều câu hỏi đổ lỗi về xâm hại tình dục

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, chỉ từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, cả nước đã có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại (hơn 3.600 trẻ là nữ). Các số liệu này còn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước.

Nhưng đây chỉ mới là những con số thống kê được, của những vụ việc mà trẻ em là nạn nhân. Vẫn còn có những con số chìm vào im lặng, của những nạn nhân là người lớn. Vụ việc của chị Dạ Thảo Phương cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Mỗi ngày, chúng ta luôn có thể bắt gặp một bài đăng kể lại việc bị xâm hại tình dục của một ai đó, thậm chí, là người thân của mình.

Theo như chia sẻ của chị Hạ Nguyễn, chuyên viên tham vấn tâm lý đang công tác tại Chi hội tâm lý ứng dụng Giáo dục cộng đồng Hoa Súng, 6 tiếng đầu ngay sau khi xảy ra sự việc là “thời điểm vàng” để hỗ trợ tinh thần cho nạn nhân. Tuy nhiên, không phải ai sau khi gặp sự việc cũng kịp đến gặp chuyên viên tâm lý.

Với những người chưa có chuyên môn trong việc điều trị tâm lý, liệu có cách nào để hỗ trợ tinh thần cho người bị xâm hại, trừ việc liên tục đặt những câu hỏi đổ lỗi, hoặc chỉ đơn giản động viên “Cố lên”?

1. Gọi tên cảm xúc

Lúc còn bé, khi bạn bắt đầu những bước đi đầu tiên và vô tình vấp ngã, người lớn đã làm gì? Thông thường là sẽ đánh cho chừa con đường, hoặc cái ghế, hay chiếc xe đã làm bạn bị ngã. Cách tìm thứ khác để đổ lỗi giúp xoa dịu sự xót xa, lo lắng, hay sự tổn thương của chính người lớn vì những việc không hay đã xảy ra với bạn.

Trong quá trình tham vấn, chị Hạ Nguyễn cũng đã gặp một số tình huống người thân của trẻ bị xâm hại liên tục hỏi nạn nhân “Tại sao con lại đi chơi khuya?” hay “Tại sao con lại để việc này xảy ra?” Dù ẩn sau đó là sự bất lực, hay cay đắng, nhưng việc làm này cũng vô tình gây tổn thương cho nạn nhân.

Bởi chúng ta đã sống trong nền văn hóa không quan tâm nhiều đến cảm xúc của cái “tôi” quá lâu, dẫn đến việc không có thói quen bộc lộ cảm xúc thực sự. Thay vì nói “ba/mẹ cảm thấy đau lòng/xót xa/thương con rất nhiều khi con trở thành người bị hại”, họ sẽ quen thuộc hơn với những mẫu câu “con không cẩn thận/con dễ tin người để xảy ra nông nỗi này.

Thử thách của người giúp đỡ là tìm cách chuyển ngôi từ ngôi trò chuyện số 2, số 3 (bạn/cô ấy/anh ấy...) về ngôi trò chuyện số 1 (Tôi) trong tình huống lắng nghe và trò chuyện với người bị hại, hay bất cứ ai khác trong cuộc sống. Việc chuyển ngôi trò chuyện sẽ có vai trò lắng nghe, nâng đỡ và tính cùng chịu trách nhiệm với mọi điều đã hoặc đang xảy ra.

Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Ta có thể giúp gì cho nạn nhân bị xâm hại tình dục, ngoài nói “Cố lên”?