Tại sao nạn nhân xâm hại tình dục chọn im lặng?
Những ngày qua, chúng ta chứng kiến nhà thơ Dạ Thảo Phương một lần nữa lên tiếng tố cáo người từng cưỡng bức chị sau 23 năm im lặng.
Người cô tố cáo là ông Lương Ngọc An, phó tổng biên tập tờ Văn Nghệ, nơi cô từng là phóng viên. Hơn hai thập kỷ đã trôi qua, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là, tại sao đó lại là hai thập kỷ của câm nín?
Khi da thịt bị đánh đồng với danh dự
Trong xã hội phức tạp của loài người, ta luôn có khả năng trở thành nạn nhân của đủ thứ tai vạ trên đời.
Tuy nhiên, khác với việc bị mất đi một thứ có tính vật chất như tiền bạc hay thậm chí một phần thể xác, xâm hại tình dục khiến nạn nhân mất đi một thứ không thể đo đếm và hồi phục lại được. Đó là danh dự. Điều này lý giải vì sao xâm hại tình dục khiến nạn nhân bị phá hủy mà không thể lên tiếng. Khi bị cướp, ta có thể hô hoán, nhưng khi bị hiếp, ta có thể lại phải giấu giếm.
Cho đến tận bây giờ, nhiều xã hội vẫn cho rằng phụ nữ phải cưới kẻ cưỡng hiếp để bảo toàn danh dự cho mình và dòng tộc. Nếu điều này không thể xảy ra, nạn nhân có thể sẽ kết liễu đời mình, hoặc chính người trong gia đình sẽ giết cô gái xấu số để rửa nhục nhã.
Năm 1966, một cô gái trẻ người Ý tên là Franca Viola đã khiến cả nước chấn động khi cô từ chối kết hôn với kẻ đã bức hại mình, đi ngược lại truyền thống. Cùng với lời từ chối ấy, Franca bị lên án là một người phụ nữ không còn liêm sỉ. Tại sao cô lại dám từ chối sống với kẻ đã làm hại mình?
Nguyên nhân sâu xa của sự vô lý này xuất phát từ gốc rễ của việc phụ nữ bị coi là công cụ sinh sản. Khi ta bị cướp của, thứ ta bị mất là một loại vật chất có giá trị. Tuy nhiên, khi người phụ nữ bị cưỡng đoạt, thứ cô bị mất là chính giá trị của mình.
Cơ thể cô chính là thứ “vật chất có giá trị” mà cô sở hữu. Khi cô bị cưỡng đoạt, cô phải làm vợ kẻ cưỡng đoạt, vì đó là cách tốt nhất để giá trị của cô được bảo toàn. Nỗi đau của cô không nên liên quan, bởi nếu nghĩ đến tận cùng của vấn đề một cách cực đoan, thì “vật chất” không nên biết đau.
Đó cũng là lý do tại sao cưỡng bức được coi là thứ vũ khí lợi hại, là chiến lược được thực hiện một cách có chủ ý trong chiến tranh nhằm khuếch trương quyền lực. Đốt nhà, tra tấn, cướp bóc, thậm chí giết chóc… đều không có sức tàn phá khủng khiếp và lâu dài như cưỡng hiếp.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Tại sao nạn nhân xâm hại tình dục chọn im lặng?