Định kiến (Prejudice) trong tâm lý học

 Định kiến ảnh hưởng mạnh mẽ lên cách con người cư xử và tương tác với những người xung quanh, đặc biệt là với những người khác biệt với họ. Nguyên nhân chính xác của định kiến là gì? Có cách nào để vượt qua hay hạn chế hiện tượng này hay không?


Prejudice can have a strong influence on how people behave and interact with others, particularly with those who are different from them. What exactly causes prejudice? Is there anything that can be done to overcome or minimize it?

b2ap3_large_prejudice_in_adolescence
Nguồn: School of Human Ecology – The University of Texas at Austin

Định kiến là một thái độ vô căn cứ và thường tiêu cực về thành viên của một nhóm người. Đặc điểm chung của định kiến là cảm giác tiêu cực, những niềm tin mang tính khuôn mẫu và xu hướng phân biệt đối xử thành viên của nhóm đó.

Prejudice is a baseless and usually negative attitude toward members of a group. Common features of prejudice include negative feelings, stereotyped beliefs, and a tendency to discriminate against members of the group.

Mặc dù có sự khác biệt trong các định nghĩa về định kiến dưới góc nhìn của các nhà xã hội học, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng nó có liên quan mật thiết đến những nhận định/phán xét cố hữu (thường là tiêu cực) về thành viên của một nhóm nào đó.

While specific definitions of prejudice given by social scientists often differ, most agree that it involves prejudgments (usually negative) about members of a group.

Khi người ta có thái độ định kiến, họ thường có xu hướng xem tất cả những ai thuộc về một nhóm nhất định đều “như nhau cả”. Họ phác họa tất cả cá nhân có đặc trưng hay niềm tin cụ thể nào đó bằng nét vẽ cực kỳ rộng và không xem mỗi người là một cá thể riêng biệt.

When people hold prejudicial attitudes toward others, they tend to view everyone who fits into a certain group as being “all the same.” They paint every individual who holds particular characteristics or beliefs with a very broad brush and fail to really look at each person as a unique individual.

Định kiến có thể tồn tại dưới nhiều dạng và có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng, thường là tiêu cực. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những dạng định kiến thường gặp nhất và khám phá một số lý do then chốt gây nên hiện tượng này.

Prejudice can take many forms and can have serious, and often very negative, consequences. Let’s take a closer look at some of the most common types of prejudice and explore some of the key reasons that prejudice happens.

Những dạng thức khác nhau của định kiến. Different Types of Prejudice

Định kiến có thể dựa trên một số các yếu tố bao gồm giới tính, chủng tộc, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, quốc tịch, địa vị kinh tế xã hội và tôn giáo. Một số dạng định kiến thường gặp nhất bao gồm:

Prejudice can be based upon a number of factors including sex, race, age, sexual orientation, nationality, socioeconomic status, and religion. Some of the most well-known types of prejudice include:

– Phân biệt chủng tộc. Racism

– Phân biệt đối xử giới tính. Sexism

– Phân biệt giai cấp. Classicism

– Hội chứng ghê sợ đồng tính. Homophobia

– Chủ nghĩa dân tộc. Nationalism

– Định kiến tôn giáo. Religious prejudice

– Chủ nghĩa phân biệt tuổi tác. Ageism

– Chứng bài ngoại. Xenophobia

– Định kiến và khuôn mẫu. Prejudice and Stereotyping

Khi định kiến xuất hiện, quá trình khuôn mẫu hóa, phân biệt đối xử và bắt nạt có thể sẽ xuất hiện theo như là một phần kết quả tất yếu. Trong nhiều trường hợp, định kiến xuất hiện dựa trên các khuôn mẫu. Một khuôn mẫu là một nhận định/quy kết đã đơn giản hóa về một nhóm dựa trên những trải niệm hay niềm tin có sẵn từ trước.

When prejudice occurs, stereotyping, discrimination, and bullying may also result. In many cases, prejudices are based upon stereotypes. A stereotype is a simplified assumption about a group based on prior experiences or beliefs.

Khuôn mẫu có thể tích cực (“phụ nữ thường hay ấm áp và hay bảo bọc người khác”) và cũng có thể tiêu cực (“thanh niên giờ rất lười”). Khuôn mẫu không chỉ đưa đến những niềm tin sai lệch mà nó còn gây ra định kiến và phân biệt đối xử.

Stereotypes can be both positive (“women are warm and nurturing”) or negative (“teenagers are lazy”). Stereotypes can not only lead to faulty beliefs, but they can also result in both prejudice and discrimination.

Theo nhà tâm lý học Gordon Allport, định kiến và khuôn mẫu xuất hiện một phần là do lối suy nghĩ tự nhiên của con người. Để hiểu được thế giới xung quanh, ta cần sắp xếp thông tin vào các nhóm phân loại trong tâm trí.

According to psychologist Gordon Allport, prejudice and stereotypes emerge in part as a result of normal human thinking. In order to make sense of the world around us, it is important to sort information into mental categories.

Allport giải thích: “Tâm trí của con người phải suy nghĩ với sự trợ giúp của các nhóm phân loại. Một khi đã hình thành, các nhóm phân loại này chính là nền tảng của các nhân định/phán xét cố hữu. Chúng ta có lẽ không thể tránh được quá trình này. Nhờ vào nó mà ta mới sống một cách có trật tự được.”

“The human mind must think with the aid of categories,” Allport explained. “Once formed, categories are the basis for normal prejudgment. We cannot possibly avoid this process. Orderly living depends upon it.”

Nói cách khác, chúng ta phụ thuộc vào khả năng sắp xếp con người, ý tưởng, và đồ vật vào những nhóm phân loại để khiến mọi thứ trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn. Chúng ta đơn giản là bị tràn ngập bởi quá nhiều thông tin và cần sắp xếp một cách có logic, rõ ràng và hợp lý. Khả năng phân loại thông tin nhanh chóng cho phép chúng ta tương tác và phản ứng nhanh nhạy, nhưng nó cũng dẫn đến những  những lỗi sai. Định kiến và khuôn mẫu chỉ là hai ví dụ về những lỗi sai này, là kết quả của khuynh hướng phân loại nhanh chóng những thông tin về thế giới xung quanh.

In other words, we depend upon our ability to place people, ideas, and objects into different categories in order to make the world simpler and easier to understand. We are simply inundated with too much information to sort through all of it in a logical, methodical, and rational fashion. Being able to quickly categorize information allows us to interact and react quickly, but it also leads to mistakes. Prejudice and stereotyping are just two examples of the mental mistakes that result from our tendency to quickly categorize information in the world around us.

Quá trình phân loại này áp dụng cho cả thế giới xã hội, khi chúng phân chia những người quanh ta về những nhóm khác nhau dựa trên những yếu tố như tuổi tác, giới tính và chủng tộc.

This process of categorization applies to the social world as well, as we sort people into mental groups based on factors such as age, sex, and race.

Prejudice-Quote-On-Prejudice-001

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi phân loại thông tin về con người, ta thường có xu hướng giảm thiểu sự khác biệt giữa những người trong cùng một nhóm và thổi phồng những khác biệt giữa các nhóm với nhau. Trong một thí nghiệm cổ điển, tham dự viên được yêu cầu phải nhận xét về chiều cao của những người trong các bức ảnh. Nhóm nghiên cứu cũng nói với họ rằng:

However, researchers have found that while when it comes to categorizing information about people, we tend to minimize the differences between people in certain groups and exaggerate the differences between groups. In one classic experiment, participants were asked to judge the height of people shown in photographs. People in the experiment were also told that:

“ Trong tập ảnh này, đàn ông và phụ nữ thực sự là cao ngang nhau. Chúng tôi đã chủ ý sắp xếp các cặp nam nữ có chiều cao tương xứng. Tức là, đối với tất cả những người phụ nữ có chiều cao nhất định nào đó, sẽ luôn có một người đàn ông cũng trong tập ảnh này có chiều cao giống họ. Vì vậy, để nhận định chiều cao chính xác nhất có thể, các bạn hãy cố nhận xét mỗi bức ảnh một cách đơn lẻ; đừng dựa trên giới tính của người trong ảnh.”

“In this booklet, the men and women are actually of equal height. We have taken care to match the heights of the men and women pictured. That is, for every woman of a particular height, somewhere in the booklet there is also a man of that same height. Therefore, in order to make as accurate a height judgment as possible, try to judge each photograph as an individual case; do not rely on the person’s sex.”

Ngoài hướng dẫn trên, phần thưởng $50 sẽ được trao cho người nào có nhận xét chính xác nhất về chiều cao những người trong ảnh. Dù vậy, tham dự viên liên tục cho rằng những người nam cao hơn nữ một vài inch. Vì bản thân đã có nhận định cố hữu cho rằng nam cao hơn nữ nên những tham dự viên này không thể bỏ đi niềm tin mang tính phân loại sẵn có về nam và nữ để nhận định chính xác về chiều cao của những người trong ảnh.

In addition to these instructions, a $50 cash prize was offered to whoever made the most accurate judgments of height. Despite this, participants consistently rated the men as being a few inches taller than the women. Because of their prejudgment that men are taller than women, the participants were unable to dismiss their existing categorical beliefs about men and women in order to judge the heights accurately.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng người ta thường có xu hướng xem thành viên của một nhóm bên ngoài là tương đồng hay “cá mè một lứa” với nhau hơn là chính nhóm của bản thân họ, hiện tượng này có tên gọi là thiên kiến đồng nhất về những người ngoài nhóm. Nhận định rằng tất cả thành viên của một nhóm nào đó khác nhóm mình là đều giống nhau là đúng cho tất cả các nhóm, dù là dựa trên chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, tuổi tác và những nhánh phụ từ những nhóm này. Con người thường có xu hướng xem những cá nhân trong nhóm mình là khác biệt, và xem những thành viên trong những nhóm không phải nhóm mình là đều “cá mè một lứa” như nhau.

Researchers have also found that people tend to view members of outside groups as being more homogenous than members of their own group, a phenomenon referred to as the out-group homogeneity bias. This perception that all member of an out-group are alike holds true of all groups, whether based on race, nationality, religion, age, and other naturally occurring group affiliations. People tend to see individual differences among members of their own groups, they tend to see those who belong to out-groups as being “all the same.”

Làm gì để hạn chế định kiến? So What Can We Do to Reduce Prejudice?

Bên cạnh tìm ra nguyên nhân gây xuất hiện định kiến, các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra nhiều cách khác nhau giúp làm giảm thiểu định kiến, thậm chí xóa bỏ nó. Dạy cho mọi người học cách thấu cảm hơn với những người thuộc các nhóm khác là phương pháp khá hiệu quả. Bằng cách tưởng tượng ra bản thân cũng ở trong tình cảnh của người khác, con người ta sẽ nghĩ về cách mà họ sẽ phản ứng và có được sự thấu hiểu lớn hơn về những gì người khác làm.

In addition to looking at the reasons why prejudice occurs, researchers have also explored different ways that prejudice can be reduced or even eliminated. Training people to become more empathetic to members of other groups is one method that has shown considerable success. By imaging themselves in the same situation, people are able to think about how they would react and gain a greater understanding of other people’s actions.

Những kỹ thuật khác giúp hạn chế định kiến: Other techniques that are used to reduce prejudice include:

– Thông qua những quy định và luật lệ đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng cho tất cả nhóm người. Passing laws and regulations that require fair and equal treatment for all groups of people.

– Phấn đấu để đạt được sự ủng hộ và nhận thức từ cộng đồng về các qui chuẩn xã hội không định kiến. Gaining public support and awareness for anti-prejudice social norms.

– Giúp mọi người nhận thức được sự bất nhất hay mâu thuẫn trong chính những niềm tin của họ. Making people aware of the inconsistencies in their own beliefs.

– Tăng cường tiếp xúc với những thành viên trong các nhóm xã hội khác. Increased contact with members of other social groups.

Link tiếng Anh: https://www.verywell.com/what-is-prejudice-2795476

Link gốc tiếng Việt: Định kiến (Prejudice) trong tâm lý học – Exploring Psychology – Khám Phá Tâm Lý Học (trangtamly.blog)

Như Trang.