Thấu cảm (Empathy) là gì?

 Người đàn ông vô gia cư đứng bên góc đường. Ông mặc một cái áo khoác rách tả tơi, quá mỏng manh trong cái giá rét ngày đông. Với vẻ ngoài mỏi mệt, ông cầm một tấm bìa các-tông ghi dòng chữ, “Xin hãy rủ lòng thương. Cho gì nhận đó.” Và khi đi qua, cả nhóm chúng tôi đã cho người đàn ông một ít tiền.


The homeless man stood on the street corner in a ragged coat that was much too thin for the brisk winter day. He looked weary as he held up a simple cardboard sign that read, “Down on my luck. Anything helps.” As we walked by, our small group of friends and acquaintances paused to give the man several dollars.

Hầu hết chúng tôi đều thương cảm người đàn ông. Trừ một người bạn của chồng tôi, anh đứng lùi lại, làu bàu rằng những kẻ vô gia cư chỉ là những kẻ ăn bám có kỹ năng của xã hội.

Most of us felt instant empathy and compassion for the man. Except one acquaintance’s husband, who stood back in disgust ranting that the homeless were just freeloaders skilled at working the system.

Welldoing
Nguồn: welldoing

“Thằng cha này có khi còn kiếm nhiều tiền hơn cả tôi ấy chứ”, anh này lớn tiếng khi chúng tôi tiếp tục đi. Người vợ liếc mắt đi chỗ khác, cô cảm thấy xấu hổ trước hành vi nhẫn tâm và lạnh lùng của chồng mình.

“He probably makes more money than I do,” he continued to rage as we walked away. The acquaintance averted her eyes, embarrassed by her husband’s cold, callous behavior.

Tại sao khi thấy một ai đó chịu đau khổ, một vài người lại có thể ngay lập tức hình dung bản thân mình trong hoàn cảnh ấy và cảm thấy cảm thông cho nỗi đau mà người kia đang chịu đựng, trong khi lại có những người vẫn tỏ ra dửng dưng và không quan tâm?

Why is it that when we see another person suffering, some of us are able to instantly envision ourselves in the other person’s place and feel sympathy for their pain while others remain indifferent and uncaring?

Câu trả lời nằm ở Lòng Thấu Cảm.

Empathy is the key.

Con người hòa nhập cảm xúc và tâm tư khá tốt. Nhưng sự thấu cảm chính là cái cho phép chúng ta “bước đi cả dặm trong đôi giày của người khác”. Nó làm chúng ta hiểu được những cảm xúc mà người kia đang trải qua.

We are generally pretty well-attuned to our own feelings and emotions. But empathy allows us to “walk a mile in another’s shoes,” so to speak. It permits us to understand the emotions that another person is feeling.

Đối với nhiều người, thấy một người khác đang chịu đau đớn mà vẫn dửng dưng hoặc thậm chí tỏ rõ thái độ thù địch là một gì đó hết sức khó hiểu. Nhưng sự thực là vẫn có những người như vậy, từ đó ta thấy rằng thấu cảm không phải một phản ứng chung ở tất cả mọi người trước sự đau đớn khổ sở của người khác.

For many of us, seeing another person in pain and responding with indifference or even outright hostility seems utterly incomprehensible. But the fact that some people do respond in such a way clearly demonstrates that empathy is not a universal response to the suffering of others.

Tại sao ta lại thấu cảm? So why do we feel empathy?

Tại sao thấu cảm lại quan trọng? Và nó ảnh hưởng như thế nào lên hành vi của chúng ta? Why does it matter? And what impact does it have on our behavior?

Thấu cảm là gì? What Is Empathy?

Thấu cảm là khả năng hiểu được cảm xúc mà một ai đó đang trải qua. Nói một cách ngắn gọn, nó giúp đặt bạn vào vị thế của người khác và cảm thấy những gì mà người kia đang trải qua.

Empathy involves the ability to emotionally understand what another person is experiencing. Essentially, it is putting you in someone else’s position and feeling what they must be feeling.

Thuật ngữ thấu cảm được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1909 bởi nhà tâm lý học Edward B. Titchener, được dịch ra từ chữ “einfühlung” của tiếng Đức (nghĩa là “Cảm thấy”)

The term empathy was first introduced in 1909 by psychologist Edward B. Titchener as a translation of the German term einfühlung (meaning “feeling into”).

Vậy chính xác là đồng cảm và thấu cảm khác nhau như thế nào? Đồng cảm thiên về kết nối mang tính bị động, trong khi thấu cảm lại mang tính nỗ lực chủ động để hiểu người khác hơn.

So how exactly do sympathy and empathy differ? Sympathy involves more of a passive connection, while empathy generally involves a much more active attempt to understand another person.

Theo nhiều chuyên gia, thấu cảm được định nghĩa là: According to various experts, empathy is defined as:

“… một phản ứng cảm xúc của người quan sát vì họ nhận thấy người khác đang hoặc sắp trải nghiệm một cảm xúc nào đó.” – Ezra Stotland, 1969

“…an observer’s reacting emotionally because he perceives that another person is experiencing or is about to experience an emotion.” – Ezra Stotland, 1969

“…một nỗ lực được nhận thức rõ ràng bởi một cá nhân nào đó nhằm hiểu được những trải nghiệm tiêu cực và tích cực của người khác theo cách không phán xét.” – Lauren Wispe, 1986

“…an attempt by one self-aware self to comprehend unjudgementally the positive and negative experiences of another self.” – Lauren Wispe, 1986

“… một phản ứng cảm xúc phù hợp với vị thế của một ai khác hơn là bản thân.” – Martin Hoffman, 1987

“…an affective response more appropriate to someone else’s situation that to one’s own.” – Martin Hoffman, 1987

pinterest
Nguồn: Pinterest

Tại sao Thấu cảm lại quan trọng? Why Is Empathy Important?

Con người ở một mức độ nào đó đều có hành vi ích kỷ, thậm chí là ác độc. Cứ lướt qua tin tức báo chí hằng ngày, bạn sẽ thấy hàng loạt những hành động thiếu tử tế, ích kỷ và tàn ác. Câu hỏi ở đây là tại sao tất cả chúng ta không phải lúc nào cũng có những hành vi vị kỷ như vậy? Điều gì khiến chúng ta cảm thấu được nỗi đau của người khác và đáp lại bằng sự tử tế?

Human beings are certainly capable of selfish, even cruel, behavior. A quick scan of any daily newspaper quickly reveals numerous unkind, selfish, and heinous actions. The question then is why don’t we all engage in such self-serving behavior all the time? What is it that causes us to feel another’s pain and respond with kindness?

Nhiều học thuyết được đưa ra để giải thích sự thấu cảm. Những lý giải đầu tiên về chủ đề này tập trung vào khái niệm đồng cảm. Triết gia Adam Smith cho rằng thấu cảm giúp ta trải nghiệm những thứ mà ta nghĩ sẽ chẳng bao giờ có thể cảm nhận đầy đủ.

Numerous theories have been proposed to explain empathy. The earliest explorations into the topic centered on the concept of sympathy. The philosopher Adam Smith suggested that sympathy allows us to experience things that we might never otherwise be able to fully feel.

Nhà xã hội học Herbert Spencer lại cho rằng thấu cảm đóng một vai trò thích nghi và giúp cho quá trình sinh tồn.

Sociologist Herbert Spencer proposed that sympathy served an adaptive function and aided in the survival of the species.

Những hướng tiếp cận hiện đại hơn lại tập trung vào những tiến trình thần kinh ẩn sau sự thấu cảm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những vùng khác nhau của não đóng một vai trò quan trọng trong sự thấu cảm, bao gồm vùng vành cung vỏ não trước và vùng thùy nhỏ ở não trước.

More recent approaches focus on the cognitive and neurological processes that lie behind empathy. Researchers have found that different regions of the brain play an important role in empathy, including the anterior cingulate cortex and the anterior insula.

Thấu cảm đưa đến các hành vi giúp đỡ, vun đắp các mối quan hệ xã hội. Chúng ta đều trở thành những sinh vật xã hội một cách hết sức tự nhiên. Những thứ giúp mang đến lợi ích cho những mối quan hệ với người khác cũng mang lại lợi ích tích cực cho chính bản thân chúng ta. Khi người ta trải nghiệm lòng thấu cảm, họ sẽ dễ gắn kết bản thân vào những hành vi có ích cho xã hội, giúp đỡ người khác hơn.

Empathy leads to helping behavior, which benefits social relationships. We are naturally social creatures. Things that aid in our relationships with other people benefit us as well. When people experience empathy, they are more likely to engage in prosocial behaviors that benefit other people.

Những thứ như lòng vị tha và chủ nghĩa anh hùng cũng có mối liên hệ với sự thấu cảm đối với người khác.

Things such as altruism and heroism are also connected to feeling empathy for others.

Tại sao đôi khi ta lại thiếu thấu cảm? Why We Sometimes Lack Empathy

Như câu chuyện mở đầu của bài viết, không phải ai cũng có lòng thấu cảm trong mọi hoàn cảnh. Chồng của bạn tôi không đồng cảm, không thấu cảm hay trắc ẩn gì đối với người đàn ông vô gia cư co ro trên đường phố mùa đông, thậm chí còn tỏ thái độ thù địch với người đàn ông này. Vậy tại sao ta lại dành sự thấu cảm cho người này mà không dành cho người khác. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động ở đây. Cách chúng ta nhận thức về người khác, cách ta quy kết hành vi của họ, các ta đổ lỗi tình huống khó khăn mà người khác gặp phải và cả những trải nghiệm và kỳ vọng trong quá khứ của mỗi người đều đóng một vài trò nhất định.

As the story in the beginning of the article illustrated, not everyone experiences empathy in every situation. My acquaintance’s husband felt no sympathy, empathy, or compassion for the homeless man shivering on a cold winter street, and even expressed outright hostility toward him. So why is that we feel empathy for some people but not for others? A number of different factors play a role. How we perceive the other person, how we attribute their behaviors, what we blame for the other person’s predicament, and our own past experiences and expectations all come into play.

Ở cấp độ căn bản nhất, có thể đưa ra hai yếu tố chính góp phần hình thành khả năng thấu cảm: Di truyền và quá trình hòa nhập xã hội. Nói một cách ngắn gọn, mọi thứ cô đọng về sự góp mặt của hai yếu tố kinh điển: bẩm sinh và nuôi dưỡng. Gen di truyền từ cha mẹ đóng góp một phần trong việc định hình nhân cách nói chung, bao gồm thiên hướng thấu cảm, đồng cảm hay yêu thương. Mặt khác, chúng ta cũng trải qua quá trình hòa nhập xã hội nhờ cha mẹ, bạn bè, cộng đồng và bởi cả xã hội. Cách ta cư xử và cách ta cảm nhận về người khác, thường phản chiếu những niềm tin và giá trị mà ta đã thầm nhuần từ những năm tháng đầu tiên.

At the most basic level, there appear to be two main factors that contribute to our ability to experience empathy: genetics and socialization. Essentially, it boils down the age-old relative contributions of nature and nurture. Our parents pass down genes that contribute to our overall personality, including our propensity toward sympathy, empathy, and compassion. On the other hand, we are also socialized by our parents, our peers, our communities, and by society. How we treat others, and how we feel about others, is often a reflection of the beliefs and values that were instilled at a very young age.

Một vài lý do người ta thiếu sự thấu cảm: A few reasons why people sometimes lack empathy:

– Chúng ta trở thành nạn nhân của những thiên kiến về mặt nhận thức: Đôi lúc cách ta nhận thức về thế giới xung quanh bị ảnh hưởng bởi nhiều thiên kiến nhận thức. Ví dụ, ta thường quy kết cho sự thất bại của một người là do những đặc tính từ bên trong con người đó, còn những thất bại của mình là do những yếu tố bên ngoài. Những thiên kiến này có thể khiến việc nhìn thấy tất cả các yếu tố góp phần tạo nên một tình huống trở nên khó khăn và khiến khả năng nhìn sự việc từ góc độ của người khác bị hạn chế hơn.

We fall victim to cognitive biases: Sometimes the way we perceive the world around us is influenced by a number of cognitive biases. For example, we often attribute other people’s failures to internal characteristics, while blaming our own shortcomings on external factors. These biases can make it difficult to see all the factors that contribute to a situation and make it less likely that we will be able to see a situation from the perspective of another.

– Chúng ta “khác biệt hóa” nạn nhân: Con người cũng trở thành nạn nhân của cái bẫy cho rằng những người khác với chúng ta không cảm nhận và hành xử giống như chúng ta. Điều này đặc biệt phổ biến ở những tình huống khi người khác cách xa chúng ta về mặt thực thể. Khi xem những bản tin về một thảm họa  hay xung đột ở một đất nước nào đó, ta có thể ít cảm thấy thấu cảm hơn nếu ta cho rằng những người đang chịu thống khổ kia, về cơ bản, là khác biệt với chúng ta.

We dehumanize victims: People also fall victim to the trap of thinking that people who are different from us also don’t feel and behave the same as we do. This is particularly common in cases when other people are physically distant from us. When we watch reports of a disaster or conflict in a foreign land, we might be less likely to feel empathy if we think that those who are suffering are fundamentally different than we are.

– Chúng ta đổ lỗi cho nạn nhân: Đôi lúc khi một ai đó đang phải trải qua một chuyện kinh khủng nào đó, con người ta lại phạm phải một sai lầm là đổ lỗi cho nạn nhân khi gặp phải tình huống đó. Bạn có thường xuyên nghe thấy việc mọi người nghi ngờ những gì nạn nhân làm đã khiến vụ tấn công xảy ra? Xu hướng này khởi nguồn từ nhu cầu tin rằng thế giới này là công bằng và đích đáng. Ta tin rằng mọi người sẽ gặp cái họ xứng đáng phải gặp, đồng thời cho rằng những thứ kinh khủng như vậy sẽ chẳng bao giờ xảy đến với chúng ta.

We blame victims: Sometimes when another person has suffered through a terrible experience, people make the mistake of blaming the victim for his or her circumstances. How often have you heard people question what a crime victim might have done to provoke an attack? This tendency stems from our need to believe that the world is a fair and just place. If we believe that people get what they deserve and deserve what they get, it fools us into thinking that such terrible things could never happen to us.

Mặc dù sự thấu cảm không phải lúc nào cũng xuất hiện nhưng hầu hết chúng ta đều có thể thấu cảm với người khác trong nhiều tình huống khác nhau. Khả năng nhìn mọi thức từ góc độ của người khác và đồng cảm với những cảm xúc của họ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Sự thấu cảm cho phép chúng ta hiểu người khác và thường là sẽ thúc đẩy ta hành động để xoa dịu những đau khổ mà người khác đang trải qua.

While empathy might fail sometimes, most people are able to empathize with others in a variety of situations. This ability to see things from another person’s perspective and sympathize with another’s emotions plays an important role in our social lives. Empathy allows us to understand others and, quite often, compels us to take action to relieve another person’s suffering.

az quotes
Nguồn: AZ Quotes

Link tiếng Anh: https://www.verywellmind.com/what-is-empathy-2795562

Link gốc tiếng Việt: Thấu cảm (Empathy) là gì? – Exploring Psychology – Khám Phá Tâm Lý Học (trangtamly.blog)

Như Trang.