Alice ở xứ sở thần tiên vào 150 năm trước: Tại sao những câu chuyện giả tưởng về những cô gái lại luôn vượt thời gian
Tác
giả/Author: Michelle Smith, Deakin University
Người dịch/Translator: Phan Thị Đông Hoài
Cách đây 150
năm kể từ khi một giảng viên toán học Oxford xuất bản tác phẩm văn học tưởng tưởng
quan trọng nhất dành cho thiếu nhi và nó trở thành một trong những cuốn sách có
tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại.
Nguồn gốc về
việc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên trong câu chuyện mà Charles Dodgson
đã kể cho cô bé Alice Liddell 10 tuổi và hai chị gái của cô bé khi đang chèo
thuyền dọc theo sông Thames vào năm 1862 đã được nhiều người biết đến. Điều mà
người ta ít nói nhất là tại sao câu chuyện này lại trở thành một hiện tượng văn
hóa lâu bền như vậy trên toàn cầu.
Nhiều câu
chuyện phổ biến được kể theo cấu trúc cơ bản của một nam anh hùng-người sẽ thực
thi nhiệm vụ. Chẳng hạn như vào năm 1949, Joseph Campbell đã mô tả những đặc điểm
chung của “monomyth” hay cuộc phưu lưu của các anh hùng thể hiện qua những câu
chuyện về Đức Phật và Chúa Giê-su cho đến Luke Skywalker.
Trái ngược với
sự phổ biến của những câu chuyện về nam anh hùng, có một số câu
chuyện mang hình tượng về những cô gái trước tuổi dậy thì phiêu lưu qua
những cõi huyền ảo, tưởng tượng cũng đã trở thành hiện tượng phổ biến.
Giống như sự
nổi tiếng khắp nơi về nhân vật Alice, nhân vật Dorothy Gale trong truyện Phù Thuỷ
Xứ Oz đã có được một cuộc sống của riêng của mình và đã vượt ra khỏi những cuốn
sách của L. Frank Baum. Cuộc hành trình của đứa trẻ mồ côi Kansas đến xứ Oz, nếu
có, được biết đến nhiều hơn qua hãng phim MGM với sự tham gia của Judy Garland.
Bộ phim biến tấu thành cuộc hành trình của Dorothy không có gì khác ngoài giấc
mơ - giống như cuộc phiêu lưu của Alice - lấy cảm hứng từ một trận lốc xoáy
thổi qua.
Những câu
chuyện tưởng tượng phổ biến về Alice, Dorothy và các nhân vật nữ chính gần đây,
chẳng hạn như cuộc gặp gỡ của Sarah với vua yêu tinh trong phim Labyrinth năm
1986, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi truyền thống cổ tích. Bản thân Campbell sau đó
cũng thừa nhận rằng anh ta “phải đi vào những câu chuyện cổ tích” để đem lại bất
kỳ sự tương đồng của nữ anh hùng vào The Hero with a Thousand Faces.
Như nhà
nghiên cứu truyện cổ tích Rebecca-Anne Do Rozario giải thích qua công việc của
mình, truyện cổ tích thường nói về những cô gái đang ở đỉnh cao của sự trưởng
thành và hôn nhân.
Tuy nhiên,
trong cuốn sách gốc của họ, cả Alice và Dorothy đều là những cô gái rất trẻ: Alice
chỉ mới bảy tuổi và Dorothy ước tính tám tuổi. Carroll bị mê hoặc hoàn toàn bởi
những cô gái trước tuổi dậy thì, những người mà anh thường chụp ảnh trong các
tư thế được dàn dựng.
Tuổi trẻ của
Alice và Dorothy đã kéo họ ra khỏi sự cuốn vào trong cốt truyện lãng mạn. Trong
tiểu thuyết dành cho thiếu nữ từ đầu thế kỷ 20, thông thường những phiêu lưu mạo
hiểm của những nữ anh hùng thường đính hôn một cách vội vã vào những trang cuối
cùng của cuốn tiểu thuyết.
Quan trọng
hơn nữa, là những cô gái, Alice và Dorothy chiếm giữ một vùng ranh giới chuyển
tiếp giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Điều này cũng khiến họ nhận thức tốt
hơn khi vượt qua ranh giới giữa tưởng tượng và thực tại.
Liệu khả
năng này bắt nguồn từ sự kết hợp của những đánh giá tiêu cực về trẻ em và phụ nữ
là kém lý trí hơn so với người lớn và nam giới, hay đánh giá những bé gái có nhận
thức và thấu cảm hơn, là điều còn nhiều tranh cãi.
Điều rõ ràng
là những nữ anh hùng này có những hướng
đi khác so với những chuyến phiêu lưu của nam anh hùng. Ngay cả trong nền
văn học tuyệt vời, nơi mọi thứ đều có thể thì rõ ràng rằng vẫn có sự phân biệt giới tính đối
với các nhân vật chính.
Như đồng
nghiệp tại Đai học Deakin của tôi, Lenise Prater đã chỉ ra cho tôi trong một cuộc
đối thoại chuyên sâu quan trọng về chủ đề này (một chuỗi trò chuyện trên
Facebook), các cuộc truy tìm nữ anh hùng
trong tưởng tượng có khuynh hướng bao gồm một cuộc truy tìm nội bộ diễn ra trong
giấc mơ bí ẩn. Ngược lại, nam anh hùng bước vào thế giới giả tưởng theo nghĩa đen; cuộc phiêu lưu của họ
được cho là “thực” trong không gian của câu chuyện.
Những cuộc
phiêu lưu tưởng tưởng của Alice cho thấy những mối quan tâm và lo âu mà lúc thức
cô ấy trải qua. Ví như trong bối cảnh của Carroll, bộ phim chuyển thể của Tim
Burton báo hiệu rõ ràng rằng Xứ Sở Thần Tiên chỉ là một nơi tưởng tượng. Alice
trải qua những cơn ác mộng về Xứ Sở Thần Tiên khi còn nhỏ, và cha cô nhắc nhở
cô rằng những giấc mơ không thể làm hại cô và cô ấy luôn luôn “có thể tỉnh dạy”
Phim Xứ Oz của
hãng phim MGM thay đổi cuộc phiêu lưu của Dorothy trong một giấc mơ thông qua
việc tuyển chọn các diễn viên cùng đóng hai vai ở cả Kansas tông nâu và Xứ Oz
có màu sắc sặc sỡ. (Farmhands Hunk, Hickory và Zeke xuất hiện trong vai Bù
nhìn, Người thiếc và Sư tử hèn nhát, trong khi người hàng xóm Almira Gulch chứng
minh rằng tất cả những người ghét chó chắc chắn phải là những phù thủy da màu
xanh.)
Do là những
người thực hiện nhiệm vụ một mình, những nhân vật nữ là những người dễ bị tổn
thương và thể chất yếu nhất. Mặc dù không có sức mạnh theo các tiêu chuẩn thông
thường, các nữ anh hùng như Alice và Dorothy vẫn có thể sống sót trước những
nguy hiểm gây ra bởi con người và những sinh vật siêu nhiên, sở hữu những lợi
thế không có sẵn trong họ (quyền lực và phép thuật trong họ).
Vượt ra khỏi
khuôn khổ bản gốc của Carroll và Baum, cuộc đời của cả Alice và Dorothy, đã gợi
lên sự bổ sung về kinh doanh văn hoá qua những câu chuyện của những mảnh đời dễ
bị tổn thương. Alice và Dorothy trải qua những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, trong
đó họ chiến thắng những quyền lực và sức mạnh cao nhất, từ nữ hoàng đến phù thủy.
Có thể chắc
chắn rằng những câu chuyện về các cô gái, thường không được chú ý vì tuổi tác
và giới tính của họ, hầu như rất phổ biến. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng những khả
năng xảy ra nếu các nhân vật nữ mang tính đặc hữu nhất của chúng ta không phải
lúc nào cũng phải "tỉnh dạy” vào cuối cuộc phiêu lưu của họ.
Báo The Conversation và tác giả Michelle Smith, Deakin University cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn
văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn
văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý
nghĩa.
This article is
republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read
the original article.
Link gốc tiếng
Anh: https://theconversation.com/alice-in-wonderland-at-150-why-fantasy-stories-about-girls-transcend-time-49739