Lạc quan kiểu độc hại (Toxic Positivity)

 

Nguồn: The Aggie

Tích cực hay lạc quan kiểu độc hại là một niềm tin cho rằng dù tình hình có khó khăn hay khốc liệt tới đâu chăng nữa thì con người ta vẫn nên duy trì một lối tư duy lạc quan tốt đẹp. Đây là lối suy nghĩ kiểu “cứ vui lên mà sống”. Và mặc dù lạc quan mang lại nhiều lợi ích và giúp ta có suy nghĩ tích cực nhưng lạc quan đến mức độc hại, thay vào đó, lại khiến ta chối bỏ những cảm xúc khó chịu bên trong để ưu tiên hơn cho một bề ngoài vui tươi, tích cực nhưng thường không thật.

Toxic positivity is the belief that no matter how dire or difficult a situation is, people should maintain a positive mindset. It’s a “good vibes only” approach to life. And while there are benefits to being an optimist and engaging in positive thinking, toxic positivity instead rejects difficult emotions in favor of a cheerful, often falsely positive, facade.

Chúng ta đều biết rằng quan điểm tích cực về cuộc sống là tốt cho sức khỏe tinh thần. Vấn đề ở đây là cuộc sống không phải lúc nào cũng tích cực. Chúng ta đều phải đương đầu với những cảm xúc và trải nghiệm đau buồn.

We all know that having a positive outlook on life is good for your mental well-being. The problem is that life isn’t always positive. We all deal with painful emotions and experiences.

Và những cảm xúc đó, mặc dù thường rất khó chịu và khó giải quyết nhưng lại vô cùng quan trọng, cần được chủ thể cảm nhận và giải quyết một cách chân thành và cởi mở.

And those emotions, while often unpleasant and hard to deal with, are important and need to be felt and dealt with openly and honestly.

Tích cực kiểu độc hại nâng tầm lối suy nghĩ lạc quan lên một mức cực hạn quá đà. Thái độ này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của tính lạc quan, mà nó còn giảm thiểu và chối bỏ bất cứ dấu vết cảm xúc nào không thuộc nhóm vui vẻ hay tích cực.

Toxic positivity takes positive thinking to an overgeneralized extreme. This attitude doesn’t just stress the importance of optimism, it minimizes and denies any trace of human emotions that aren’t strictly happy or positive.

Các dạng thức lạc quan độc hại. Forms of Toxic Positivity

Lạc quan độc hại có thể tồn tại dưới rất nhiều dạng. Một số ví dụ bạn có thể bắt gặp trong đời sống:

Toxic positivity can take a wide variety of forms. Some examples you may have encountered in your own life:

– Khi điều gì đó tồi tệ xảy ra, như bị mất việc, thì mọi người sẽ nói bạn “hãy lạc quan lên”, hay “Hãy nhìn vào mặt tích cực”. Mặc dù những bình luận kiểu này thường là để thể hiện sự thông cảm nhưng chúng cũng là hành động đóng lại cánh cửa chứa đựng tất cả những thứ bạn có thể chia sẻ về cái mình đang trải qua.

When something bad happens, such as losing your job, people tell you to “just stay positive” or “look on the bright side.” While such comments are often meant to be sympathetic, they can also be a way of shutting down anything you might want to say about what you are experiencing.

– Sai khi trải nghiệm một mất mát nào đó, mọi người sẽ bảo bạn “mọi thứ xảy ra đều có lý do.” Mặc dù mọi người nói ra câu này vì họ tin rằng chúng giúp an ủi bạn nhưng nó cũng là một cách khiến chủ thể né tránh nỗi đau của mình.

After experiencing some type of loss, people tell you that “everything happens for a reason.” While people often make such statements because they believe they are comforting, it is also a way of avoiding someone else’s pain.

– Khi bạn thể hiện sự thất vọng hay buồn bã, ai đó nói với bạn rằng “hạnh phúc là một lựa chọn.” Điều này ngụ ý rằng nếu bạn có những cảm xúc tiêu cực, thì đó là do bạn lựa chọn và đó là lỗi của bạn khi không “lựa chọn” niềm vui.

When you express disappointment or sadness, someone tells you that “happiness is a choice.” This suggests that if you are feeling negative emotions, then it’s your own choice and your own fault for not “choosing” to be happy.

Những câu nói như thể này đều xuất phát từ ý tốt, nhưng thực tế lại gây hại. Ở mức độ nhẹ thì những câu nói này xuất hiện như những lời sáo rỗng, giúp bạn né tránh tình huống từ đó không phải đối mặt với cảm xúc của đối phương.

Such statements are often well-intentioned, but harmful. At their best, such statements come off as trite platitudes that let you off the hook so you don’t have to deal with other people’s feelings.

Còn ở mức tệ nhất thì những câu nói này rốt cuộc lại sỉ nhục và đổ lỗi cho chính nạn nhân – những người thường phải đối mặt với những tình huống cực kỳ khó khăn này.

At their worst, these statements end up shaming and blaming people who are often dealing with incredibly difficult situations.

Tích cực kiểu độc hại khiến người ta không thể có được sự hỗ trợ đáng tin cậy mà họ cần để đối phó với nghịch cảnh.

Toxic positivity denies people the authentic support that they need to cope with what they are facing.

Nguồn: The Silvertip

Tại sao nó lại độc hại? Why It’s Harmful

Tích cực kiểu độc hại thực sự có thể gây hại cho những người đang gặp khó khăn. Thay vì có thể chia sẻ cảm xúc cùng người khác và có được sự hỗ trợ vô điều kiện thì chủ thể sẽ thấy cảm xúc của mình bị chối bỏ, bị ngó lơ hay trực tiếp bị coi như không tồn tại.

Toxic positivity can actually harm people who are going through difficult times. Rather than being able to share authentic human emotions and gain unconditional support, people find their feelings dismissed, ignored, or outright invalidated.

– Khiến họ xấu hổ: Khi ai đó đang rơi vào hoàn cảnh khó chịu, họ cần biết được cảm xúc của mình là có thật, là họ có thể tìm thấy sự nhẹ nhõm và tình yêu từ bạn bè và gia đình. Nhưng tích cực kiểu độc hại lại nói với họ rằng cảm xúc trong họ là sai.

It’s shaming: When someone is suffering, they need to know that their emotions are valid, but that they can find relief and love in their friends and family. But toxic positivity tells people that the emotions they are feeling are wrong.

– Khiến họ cảm thấy tội lỗi: Tích cực độc hại truyền đi một thông điệp rằng nếu bạn không tìm cách để cảm thấy lạc quan, thậm chí ngay cả trong bi kịch, thì bạn đang làm điều không đúng đắn.

It causes guilt: It sends a message that if you aren’t finding a way to feel positive, even in the face of tragedy, that you are doing something wrong.

– Nó ngăn chặn những cảm xúc thực sự của con người: Tích cực kiểu độc hại đóng vai trò như một cơ chế né tránh. Khi người khác xuất hiện dạng hành vi này, nó cho phép họ né tránh những cảm xúc có thể khiến họ không thoải mái. Nhưng đôi khi, chúng ta lại tiếp nhận chính những ý tưởng này, thu vào nội tâm ta những quan điểm độc hại này. Khi ta cảm thấy không vui, chúng ta sẽ giảm nhẹ, xua đuổi và chối bỏ chúng.

It avoids authentic human emotion: Toxic positivity functions as an avoidance mechanism. When other people engage in this type of behavior, it allows them to avoid emotional situations that might make them feel uncomfortable. But sometimes we turn these same ideas on ourselves, internalizing these toxic ideas. When we feel difficult emotions, we then discount, dismiss, and deny them.

– Nó ngăn không cho ta hoàn thiện bản thân: Nó giúp ta né tránh những điều có thể khá đau đớn nhưng cũng khiến ta chối bỏ luôn năng lực đối mặt với những cảm xúc khó chịu mà về sau có thể giúp ta trưởng thành và thấu hiểu bản thân hơn.

It prevents growth: It allows us to avoid feeling things that might be painful, but it also denies us the ability to face challenging feelings that can ultimately lead to growth and deeper insight.

Câu thần chú “Cứ vui lên mà sống” đã trở nên đặc biệt khó nghe với nhiều người trong thời gian diễn ra Đại dịch toàn cầu COVID-19. Trong khoảng thời gian này, nhiều người đã đang phải đối mặt với bệnh tật, lệnh phong tỏa, lệnh cấm ra khỏi nơi cư trú, đóng cửa kinh doanh, làm việc ở nhà, thách thức trong giáo dục tại nhà, mất việc và khó khăn tài chính.

The “positive vibes only” mantra has become particularly grating to many in light of the COVID-19 global pandemic. During the pandemic, people have faced illness, lockdowns, shelter in place orders, business shutdowns, working from home, homeschooling challenges, job loss, and financial struggles.

Chúng ta không chỉ đối mặt với những gián đoạn lớn trong cuộc sống mà còn phải đương đầu với áp lực phải làm được việc này việc kia mà vẫn giữ thái độ tích cực trong khoảng thời gian khó khăn và sang chấn ở nhiều mức độ.

People are faced not only with massive disruptions in their lives, but also pressure to stay productive and be positive during a time that is difficult and traumatic on many levels.

Theo Báo Cáo về tình trạng Căng thẳng Tâm Lý tại Mỹ do Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ thực hiện thì có đến 46% người Mỹ trưởng thành có con dưới 18 tuổi ghi nhận mức độ căng thẳng rất cao trong thời gian đại dịch.

According to the 2020 Stress in America report by the American Psychological Association, 46% of American adults with kids under 18 report having very high stress levels during the pandemic.1

Lạc quan khi đối mặt với những trải nghiệm và thách thức khó khăn là điều có thể. Nhưng những người đang trải qua sang chấn không cần bị khuyên bảo phải luôn tích cực hoặc cảm thấy bị phê phán khi không giữ được “nụ cười tỏa nắng.”

It is possible to be optimistic in the face of difficult experiences and challenges. But people going through trauma don’t need to be told to stay positive or feel that they are being judged for not maintaining a sunny outlook.

Nguồn: Medium

Những dấu hiệu. Signs

Tích cực kiểu độc hại có thể khá khó để đoán biết nhưng bằng cách tìm hiểu các dấu hiệu, bạn có thể dễ dàng nhìn ra dạng hành vi này. Một số dấu hiệu bao gồm:

Toxic positivity can often be subtle, but by learning to recognize the signs can help you better identify this type of behavior. Some signs include:

– Giũ bỏ vấn đề thay vì đối mặt với chúng. Brushing off problems rather than facing them.

– Thấy tội lỗi vì đã cảm thấy buồn, giận hay thất vọng. Feeling guilty about being sad, angry, or disappointed.

– Che giấu cảm xúc thật đằng sau những lời nói tốt đẹp, được đông đảo xã hội chấp nhận. Hiding your true feelings behind feel-good quotes that seem more socially acceptable.

– Che giấu hoặc ngụy trang cảm xúc thực sự của bản thân. Hiding or disguising how you really feel.

– Xem nhẹ cảm xúc của người khác vì họ khiến bạn không thoải mái. Minimizing other people’s feelings because they make you uncomfortable.

– Làm người khác xấu hổ khi họ không có thái độ tích cực. Shaming other people when they don’t have a positive attitude.

– Cố chịu đựng nghịch cảnh hoặc “vượt qua” những cảm xúc đau đớn. Trying to be stoic or “get over” painful emotions.

Làm sao để tránh Tích cực kiểu độc hại? How to Avoid Toxic Positivity

Nếu bạn đã đang bị ảnh hưởng bởi thái độ tích cực kiểu độc hại – hoặc nếu bạn nhận ra dạng hành vi này ở bản thân – thì có một số điều bạn có thể làm để xây dựng một lối sống lành mạnh hơn và hỗ trợ bản thân tốt hơn. Một số ý tưởng có thể kể ra:

If you’ve been affected by toxic positivityor if you recognize this kind of behavior in yourself there are things that you can do to develop a healthier, more supportive approach. Some ideas include:

– Kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, nhưng không chối bỏ chúng. Cảm xúc tiêu cực có thể gây ra căng thẳng khi bạn không để ý nó, nhưng chúng cũng có thể mang đến những thông tin quan trọng đem lại những thay đổi có lợi cho cuộc sống của bạn.

Manage your negative emotions, but don’t deny them. Negative emotions can cause stress when unchecked,2 but they can also provide important information that can lead to beneficial changes in your life.

– Thực tế với những cảm xúc bạn nên có. Khi bạn đối mặt với một tình huống khóc khăn, cảm thấy bị căng thẳng, lo lắng, thậm chí sợ hãi là chuyện bình thường. Đừng mong chờ quá nhiều vào bản thân. Hãy tập trung chăm sóc bản thân và thực hiện theo các bước giúp cải thiện tình hình.

Be realistic about what you should feel. When you are facing a stressful situation, it’s normal to feel stressed, worried, or even fearful. Don’t expect too much from yourself. Focus on self-care and taking steps that can help improve your situation.

– Có nhiều hơn một cảm xúc cũng không sao. Nếu bạn đối mặt với một thử thách, có thể bạn cảm thấy lo lắng cho tương lai nhưng vẫn hy vọng bản thân thành công. Cảm xúc của bạn cũng phức tạp chẳng kém gì bản thân tình huống bạn đang gặp phải.

It’s okay to feel more than one thing. If you are facing a challenge, it’s possible to feel nervous about the future but hopeful that you will succeed. Your emotions are as complex as the situation itself.

– Tập trung lắng nghe người khác và cho thấy sự hỗ trợ. Khi ai đó thể hiện một cảm xúc khó khăn, đừng quay lưng với họ bằng những lời nói sáo rỗng. Thay vào đó, cho họ biết cảm xúc trong họ là bình thường và rằng bạn ở đó để lắng nghe họ.

Focus on listening to others and showing support. When someone expresses a difficult emotion, don’t shut them down with toxic platitudes. Instead, let them know that what they are feeling is normal and that you are there to listen.

– Lưu tâm đến cảm nhận của bản thân. Đi theo những nội dung “tích cực” của các bài đăng trên mạng xã hội đôi lúc có thể là một nguồn cảm hứng nhưng hãy chú ý đến cảm nhận của bản thân sau khi xem và tương tác với những nội dung này. Nếu xem xong những bài viết “nâng đỡ tinh thần” mà bạn cảm thấy tủi hổ hay tội lỗi thì có lẽ đó chính là một dạng tích cực độc hại. Trong những trường hợp như vậy, hãy cân nhắc hạn chế dành thời gian cho các mạng xã hội.

Notice how you feel. Following “positive” social media accounts can sometimes serve as a source of inspiration but pay attention to how you feel after you view and interact with such content. If you are left with a sense of shame or guilt after seeing “uplifting” posts, it might be due to toxic positivity. In such cases, consider limiting your social media consumption.

– Cho phép bản thân cảm nhận chính cảm xúc của mình. Thay vì cố né tránh những cảm xúc khó khăn, cho phép bản thân cảm nhận nó. Những cảm xúc này là thật, có hiệu lực và quan trọng. Chúng có thể mang đến thông tin và giúp bạn nhìn nhận mọi thứ về tình huống mà bạn cần thay đổi.

Give yourself permission to feel your feelings. Instead of trying to avoid difficult emotions, give yourself permission to feel them. These feelings are real, valid, and important. They can provide information and help you see things about a situation that you need to work to change.

Điều này không nhất thiết là bạn phải tác động lên tất cả mọi cảm xúc mà bạn cảm nhận được. Đôi khi việc ngồi xuống và cho bản thân thời gian và không gian để xử lý tình huống trước khi hành động cũng là một điều rất quan trọng.

This doesn’t necessarily mean that you should act on every emotion that you feel. Sometimes it is important to sit with them and give yourself the time and space to process the situation before you take action.

Vậy nên khi bạn trải qua một điều gì đó khó khăn, hãy cân nhắc những cách thức để cho cảm xúc của mình một tiếng nói sao cho hiệu quả. Hãy viết nhật ký cảm xúc. Nói chuyện với một người bạn. Nghiên cứu cho rằng chỉ cần thể hiện cảm xúc ra bằng lời đã có thể giúp làm giảm cường độ của những cảm xúc tiêu cực.

So when you are going through something hard, think about ways to give voice to your emotions in a way that is productive. Write in a journal. Talk to a friend. Research suggests that just putting what you are feeling into words can help lower the intensity of those negative feelings.3

Những câu hói độc hại. Toxic Statements

Tích cực lên nào! Just stay positive!

Cứ vui lên mà sống! Good vibes only!

Mọi chuyện lẽ ra phải tệ hơn í chứ! It could be worse.

Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó. Things happen for a reason.

Thất bại không phải là một lựa chọn. Failure isn’t an option.

Hạnh phúc là một sự lựa chọn. Happiness is a choice.

Những câu nói không độc hại. Non-Toxic Alternatives

Mình đang lắng nghe. I’m listening.

Mình sẽ ở đây dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. I’m here no matter what.

Bạn chắc đã rất vất vả. That must be really hard.

Thất bại đôi khi là một phần của cuộc sống. Failure is sometimes part of life.

Cảm xúc của bạn là thật. Your feelings are valid.

Kết luận. Bottom lines

Tích cực kiểu độc hại thường khó đoán biết và chúng ta đều ít nhiều xuất hiện lối suy nghĩ này một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, bằng cách tìm hiểu để nhận ra nó, bạn sẽ có thể cởi bỏ khỏi bản thân lối suy nghĩ này và cung cấp (Cũng như nhận được) nhiều hỗ trợ thực sự hơn khi trải qua những điều không dễ dàng trong cuộc sống.

Toxic positivity is often subtle, and we’ve all engaged in this type of thinking at one point or another. By learning to recognize it, however, you’ll be better able to rid yourself of this type of thinking and provide (and receive) more authentic support when you are going through something that isn’t easy.

Nguồn: Etsy

Hãy bắt đầu lưu tâm đến những câu nói độc hại và cố gắng để bản thân và người khác cảm nhận những cảm xúc đang tồn tại trong bạn, cả tích cực lẫn tiêu cực.

Start noticing toxic statements and strive to let yourself and others feel your emotions, both the positive and the negative.

Tham khảo. Article Sources

American Psychological Association. Stress in America 2020. Published May 2020.

Fischer AH. Comment: the emotional basis of toxic affect. Emot Rev. 2018;10(1):57-58. doi:10.1177/1754073917719327

Lieberman MD, Eisenberger NI, Crockett MJ, Tom SM, Pfeifer JH, Way BM. Putting feelings into words: affect labeling disrupts amygdala activity in response to affective stimuli. Psychol Sci. 2007;18(5):421-8. doi: 10.1111/j.1467-9280.2007.01916.x

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-toxic-positivity-5093958

Như Trang

Link bài gốc tiếng Việt: Lạc quan kiểu độc hại (Toxic Positivity) – Exploring Psychology – Khám Phá Tâm Lý Học (trangtamly.blog)