Tại sao lại đổ lỗi cho nạn nhân (Victim blaming)?

 Đổ lỗi cho nạn nhân là một hiện tượng xảy ra khi nạn nhân của các vụ án hay các tấn thảm kịch phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy đến với họ. Đổi lỗi cho nạn nhân cho phép người ta tin rằng những sự kiện như vậy sẽ chẳng bao giờ xảy đến với họ. Đây là hiện tượng thường thấy ở những vụ cưỡng hiếp hay tấn công tình dục, khi nạn nhân thường bị kết tội là đã mời chào đối phương do ăn mặc hay hành vi không đúng.

Blaming the victim is a phenomenon in which victims of crimes or tragedies are held accountable for what happened to them. Victim blaming allows people to believe that such events could never happen to them.  Blaming the victim is known to occur in rape and sexual assault cases, where the victim of the crime is often accused of inviting the attack due to her clothing or behavior.

jackfisherbooks com
Nguồn: jackfisherbooks com

Một ví dụ nổi tiếng về hiện tượng Đổ lỗi cho nạn nhân. One Well-Know Example of Blaming the Victim

Năm 2003, Elizabeth Smart, một cô gái 14 tuổi, bị bắt cóc trong phòng ngủ ở nhà mình tại TP. Salt Lake, bang Utah, kẻ bắt cóc đã dí dao vào người cô.

In 2003, a 14-year-old girl named Elizabeth Smart was kidnapped from her bedroom in Salt Lake City, Utah at knifepoint.

Cô gái đã bị 2 kẻ bắt cóc, Brian Mitchell và Wanda Barzee, giam giữ suốt 9 tháng sau đó. Sau khi cô được cứu thoát và vụ việc được công chúng biết, nhiều người thắc mắc tại sao cô này không cố trốn thoát khỏi đó. Có người còn tiết lộ danh tính của cô.

She spent the next nine months held captive by her abductors, Brian Mitchell and Wanda Barzee. After her rescue and details of her time in captivity become public, many people wondered why she hadn’t tried to escape or reveal her identity.

Đáng buồn là kiểu thắc mắc này không quá hiếm gặp sau khi người ta nghe về một sự kiện kinh khủng nào đó. Vậy tại sao, sau một vụ phạm tội khủng khiếp như vậy mà nhiều người lại “đổ vấy lỗi lầm lên đầu nạn nhân” vì những gì chính nạn nhân gặp phải?

These types of questions, sadly, are not uncommon after people hear about a terrible event. Why, after such a horrible crime, do so many people seem to “blame the victim” for their circumstances?

Khi báo đài đưa tin một người phụ nữ bị cưỡng hiếp, nhiều câu hỏi sẽ xoáy vào trang phục nạn nhân mặc hay cách hành xử của nạn nhân làm khơi mào cho vụ việc. Khi ai đó bị tấn công, sẽ có người hỏi đêm hôm khuya như vậy nạn nhân còn làm gì bên ngoài hoặc tại sao không có phương án phòng bị nào để tự bảo vệ bản thân.

When news reports surfaced of a woman being raped, many questions center on what the victims was wearing or doing that might have “provoked” the attack. When people are mugged, others frequently wonder what victims were doing out so late at night or why they did not take extra measures to protect themselves from the crime.

india dot com
Nguồn: India.com

Vậy cái gì nằm sau khuynh hướng này?

So what is behind this tendency to blame the victim?

Những quy kết trong mỗi người đã góp phần làm xuất hiện khuynh hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Our Attributions Contribute to Our Tendency to Victim-Blame

Một hiện tượng tâm lý góp phần hình thành khuynh hướng này có tên gọi là Lỗi quy kết cho bản chất.

One psychological phenomenon that contributes to this tendency to lay the blame on the victim is known as the fundamental attribution error.

Thiên kiến này thể hiện qua việc ta quy kết những hành vi của người khác là do những đặc tính cá nhân bên trong họ và bỏ qua những yếu tố tác động từ bên ngoài có thể đóng vai trò nhất định.

This bias involves attributing other people’s behaviors to internal, personal characteristics while ignoring external forces and variables that also might have played a role.

Ví dụ, khi một người trong lớp thi trượt, bạn có thể quy kết hành vi này cho hàng loạt các đặc tính cá nhân bên trong của người đó. Bạn tin rằng những người đó học không đủ siêng, không đủ thông minh hoặc đơn giản là do họ quá lười nên mới trượt.

When a classmate flunks a test, for example, you probably attribute their behavior to a variety of internal characteristics. You might believe that the other student didn’t study hard enough, isn’t smart enough, or is just plain lazy.

Nhưng nếu người trượt là bạn thì sao? Bạn nghĩ kết quả tệ hại của mình là do đâu mà ra? Trong nhiều trường hợp, người ta cho rằng bản thân mình thất bại là do những yếu tố bên ngoài. Bạn sẽ chống chế là phòng thi quá nóng bạn không tập trung được, hay giáo viên chấm không công bằng hoặc đề quá nhiều câu bẫy.

If you were to fail a test, however, what would you blame your poor performance on? In many cases, people blame their failings on external sources. You might protest that the room was too hot and you couldn’t concentrate, or that the teacher didn’t grade the test fairly or included too many trick questions.

Một vấn đề khác góp phần tạo nên khuynh hướng đổ lỗi cho nạn nhân là Thiên lệch nhận thức muộn.

Another issue that contributes to our tendency to blame the victim is known as the hindsight bias.

Khi xem xét một sự kiện xảy ra trong quá khứ, ta có xu hướng tin rằng đáng lẽ ta phải nhìn ra những dấu hiệu và dự đoán trước kết quả.

When we look at an event that happened in the past, we have a tendency to believe that we should have been able to see the signs and predict the outcome.

Chính kiểu nhận thức muộn này khiến ta nghĩ rằng nạn nhân của một vụ phạm tội, một tai nạn hay bất kỳ một sự kiện không hay nào đó đáng lẽ ra phải dự đoán và ngăn chặn tất cả các vấn đề có thể xảy đến với họ trước khi sự cố xảy ra.

This hindsight makes it seem like the victims of a crime, accident, or another form of misfortune should have been able to predict and prevent whatever problem might have befallen them.

Và điều này không chỉ đơn thuần xuất hiện khi ta xem xét những vụ như cưỡng hiếp hay tấn công. Khi một ai đó bệnh, mọi người cũng thường kiếm cách đổ lỗi cho những hành vi trong quá khứ của người bệnh để bây giờ họ phải chịu đựng đau đớn như hiện tại.

And this isn’t just something that happens when we are looking at things such as rape or assault. When someone becomes ill, people often seek to blame past behaviors for the person’s current state of health.

Ung thư? Đáng lẽ họ phải cai thuốc lá đi mới phải. Bệnh tim? Ừ thì tôi nghĩ đáng lẽ ra họ phải vận động nhiều hơn. Ngộ độc thức ăn? Đáng lẽ ra họ không nên ăn ở cái nhà hàng đó mới phải chứ.

Cancer? They should have stopped smoking. Heart disease? Well, I guess they should have exercised more. Food poisoning? Should have known better than to have eaten at that new restaurant.

Những trường hợp đổ lỗi như vậy cho thấy rằng mọi người đáng lẽ ra phải biết hoặc dự đoán được những điều như vậy dựa trên hành vi của bản thân, mặc dù sự thật là chẳng có cách nào để dự đoán được kết quả kiểu như vậy cả.

Such cases of blame seem to suggest that people should have simply known or expected such things to happen given their behavior, while in truth there was no way to predict the outcome.

Cuộc sống không công bằng, nhưng ta muốn tin là nó công bằng. Life Isn’t Fair, But We Like to Believe It Is

Xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân cũng xuất phát một phần từ nhu cầu tin rằng thế giới này là bình đẳng và công bằng. Khi điều tồi tệ xảy ra với người khác, ta thường tin rằng họ chắc phải làm một điều gì đó nên giờ mới phải chịu số phận như vậy. Các nhà tâm lý học xã hội gọi khuynh hướng này là hiện tượng thế giới-công bằng.

Our tendency to blame the victim also stems in part from our need to believe that the world is a fair and just place. When something bad happens to another person, we often believe that they must have done something to deserve such a fate. Social psychologists refer to this tendency as the just-world phenomenon.

Tại sao ta lại cảm thấy có nhu cầu tin rằng thế giới này là công bằng và mọi người sẽ nhận cái họ xứng đáng nhận?

Why do we feel this need to believe that the world is just and that people get what they deserve?

Vì nếu ta nghĩ thế giới này bất công thì đương nhiên là ai cũng có thể trở thành nạn nhân của một thảm kịch nào đó. Cả bạn, bạn bè bạn, gia đình bạn và người bạn yêu thương.

Because if we think that the world is not fair, then it becomes more apparent that anyone can fall victim to tragedy. Yes, even you, your friends, your family, and your other loved ones.

Dù cho bạn có tỉnh táo và chú ý đến đâu chăng nữa thì những chuyện không hay trong cuộc sống cũng sẽ xảy đến, kể cả với người tốt.

No matter how cautious and conscientious you might be, bad things can and do happen to good people.

Nhưng bằng việc tin rằng thế giới này là công bằng, tin rằng mọi người sẽ nhận được được cái họ xứng đáng nhận và đổ lỗi cho nạn nhân, con người ta mới có thể bảo vệ cái viễn tưởng rằng những thứ tồi tệ sẽ không bao giờ xảy đến với họ.

But by believing that the world is fair, by believing that people deserve what they get, and by blaming the victim, people are able to protect their illusion that such terrible things could never happen to them.

Kết luận. Final thoughts

Kiểu gì thì những điều không hay có thể và gần như chắc chắn sẽ xảy đến với bạn một thời điểm nào đó trong đời. Vậy nên lần tới khi bạn thấy mình đang tự hỏi những con người kia làm gì đề đáng chịu sự không may như vậy thì hãy dừng lại một chút. Hãy nhớ đến những quy kết và thiên kiến tâm lý đang ảnh hưởng đến nhận định của bạn. Thay vì đổi lỗi cho nạn nhân, hãy cố đặt mình vào đôi giày của người khác và, nếu được, hãy dần học cách thấu cảm.

But bad things can and probably will happen to you at some point in your life. So the next time you find yourself wondering what someone else did to bring on their misfortune, take a moment to consider the psychological attributions and biases that affect your judgment. Rather than blame the victim, try putting yourself in that person’s shoes and perhaps try a little empathy instead.

womens media center
“Xã hội chỉ dạy con người ta cách để không bị cưỡng hiếp, thay vì đừng cưỡng hiếp” Nguồn: Women’s Media Center.

Nguồn: Sources:

Niemi, L. & Young, L. When and why we see victims as responsible: The impact of ideology on attitudes toward victims. Personality and Social Psychology Bulletin. 2016;42(9):1227-1242. doi: 10.1177/0146167216653933

Stromwall, LA, Alfredsson, H, & Landstrom, S. Rape victim and perpetrator blame and the just world hypothesis: The influence of victim gender and age. Journal of Sexual Aggression. 2013;19(2):207-217. doi: 10.1080/13552600.2012.683455

Van der Bruggen, M. A review of the literature relating to rape victim blaming: An analysis of the impact of observer and victim characteristics on attribution of blame in rape cases. Aggression and Violent Behavior. 2014;19(5):523-531. doi: 10.1016/j.avb.2014.07.008

Nguồn bài viếthttps://www.verywellmind.com/why-do-people-blame-the-victim-2795911

Như Trang

Link gốc bài tiếng Việt: Tại sao lại đổ lỗi cho nạn nhân (Victim blaming)? – Exploring Psychology – Khám Phá Tâm Lý Học (trangtamly.blog)