Đề xuất tăng thời gian nghỉ của lao động nam khi vợ sinh con

 

Đó là một trong nhiều ý kiến kiến nghị từ các chuyên gia pháp lý về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.



Toàn cảnh hội thảo góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội - Ảnh: Đ.T.


Ngày 7-10, Trường đại học Văn Lang (TP.HCM) phối hợp Trường đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội".

Báo cáo tại hội thảo, PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp - Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) kiến nghị cần có sự san sẻ trách nhiệm chi trả giữa người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) trong việc chi trả trợ cấp thai sản.

Theo quy định hiện nay, toàn bộ các khoản trợ cấp thai sản (bao gồm trợ cấp khi đi khám thai, trợ cấp nghỉ sinh con…) đều do cơ quan BHXH Việt Nam chi trả. Trên thực tế quy trình chi trả này khá phức tạp đối với các khoản trợ cấp nhỏ (như trợ cấp khi nghỉ để đi khám thai).

Bà Diệp cho rằng đối với khoản trợ cấp trả khi nghỉ đi khám thai nên quy định theo hướng người lao động có quyền được nghỉ để đi khám thai và khi nghỉ để đi khám thai theo quy định thì vẫn được hưởng nguyên ngày lương.



PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp trình bày tại hội thảo - Ảnh: Đ.T.


Cũng theo bà Diệp thì cần cân bằng tương đối quyền nghỉ thai sản của lao động nam và lao động nữ bằng cách giảm thời gian nghỉ sinh con của lao động nữ và tăng thời gian nghỉ của người lao động nam khi vợ sinh con. Thời gian tăng và giảm cụ thể có lẽ cần có nghiên cứu định lượng cụ thể hơn để có sự tăng, giảm hợp lý.

"Việc giảm thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ giúp họ có điều kiện quay trở lại với công việc sớm hơn, nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, từ đó đảm bảo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của lao động nữ.

Đọc tiếp bài viết từ link gốc tại đây: https://tuoitre.vn/de-xuat-tang-thoi-gian-nghi-cua-lao-dong-nam-khi-vo-sinh-con-2023100715005235.htm