Làm gì khi ghét chính gia đình mình (What To Do If I Hate My Family)?
Không phải ai cũng cảm nhận kết nối gần gũi với gia đình mình. Có một số trường hợp, con người ta còn có suy nghĩ, “Tôi ghét gia đình mình.” Vì những mối quan hệ trong gia đình thường có gốc rễ từ trải nghiệm chung và sự tiếp xúc gần gũi, vậy nên cũng có chẳng có gì ngạc nhiên lắm khi lâu lâu nó lại có vấn đề.
Not everyone feels a close connection to their families. In some cases, people may even find themselves thinking, “I hate my family.” Because family relationships are often rooted in both shared experiences and proximity, it’s little wonder that they can sometimes be fraught.
TS. Joshua Coleman, một nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả cuốn “When Parents Hurt: Compassionate Strategies When You and Your Grown Child Don’t Get Along” cho rằng vì xã hội quá tập trung vào sự tha thứ, vậy nên thái độ không thích hay bị gia đình ghẻ lạnh có thể đưa đến cảm giác tội lỗi và tủi hổ.
Joshua Coleman, PhD, a clinical psychologist and author of When Parents Hurt: Compassionate Strategies When You and Your Grown Child Don’t Get Along suggests that because society is so focused on forgiveness, disliking or being estranged from your family can lead to feelings of guilt and shame.1
Vậy bạn nên làm gì khi ghét gia đình mình? Đối phó với những cảm xúc khó khăn này, bạn có thể phải nỗ lực hàn gắn những mối quan hệ tan vỡ, hoặc có thể là thiết lập và củng cố những ranh giới với mọi người trong gia đình.
So what should you do if you hate your family? Coping with these difficult emotions may involve working on mending the broken relationships, or it may require setting and enforcing boundaries with people in your family.
Lý do con người ta ghét gia đình mình. Reasons People Hate Their Family
Có rất nhiều yếu tố khiến một người ghét gia đình hay các thành viên trong gia đình mình. Hành vi độc hại, ngược đãi, bỏ bê hay xung đột là một số yếu tố có thể đưa đến cảm giác thù địch và có thể khiến bạn cảm thấy mất kết nối với gia đình mình.
The factors that lead a person to hate their family or members of their family can vary. Toxic behaviors, abuse, neglect, or conflict are just a few factors that can lead to feelings of animosity and that may cause you to feel no connection to your family.
Việc tìm cách hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra các cảm xúc này có thể giúp bạn xử lý tình huống này tốt hơn. Trong một khảo sát năm 2015 trên nhóm người trưởng thành tại Vương Quốc Anh bị cha mẹ ghẻ lạnh, một số nguyên nhân gây chia rẽ phổ biến nhất là:
Finding ways to better understand the causes of such feelings can help you better cope with the situation. In a 2015 survey of UK adults who were estranged from their parents, some of the most common causes for the split include:2
– Ngược đãi cảm xúc. Emotional abuse
– Bỏ bê. Neglect
– Xung đột giá trị và tính cách. Conflicting values or personalities
– Mong đợi khác nhau về vai trò trong gia đình. Differing expectations about family roles
– Các sự kiện gây sang chấn trong gia đình. Traumatic family events
– Vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần. Issues related to mental health problems
Gắn bó kém. Poor Attachments
Các dạng thức gắn bó thường sẽ rơi vào một trong bốn loại. Trong thời thơ ấu, bạn cần hình thành một dạng gắn bó an toàn với người chăm sóc vì nó cho phép chúng ta cảm thấy an toàn, được yêu thương và được bảo vệ giữa thế giới này.
Attachment styles typically fall into one of four types. During childhood, it is important to develop a secure attachment to caregivers because it allows us to feel safe, loved, and secure about our place in the world.3
Nhưng con người ta không phải lúc nào cũng hình thành dạng thức gắn bó lành mạnh với người chăm sóc của mình. Thay vào đó, họ có thể hình thành những dạng gắn bó định hình bởi sự lo âu/ trạng thái nước đôi mập mờ, né tránh hoặc hỗn độn.
But people don’t always form healthy attachments to their caregivers. Instead, they may form attachments that are marked by anxiety/ambivalence, avoidance, or disorganization:
– Nếu người chăm sóc hành xử không thống nhất, bạn có thể hình thành dạng thức gắn bó lo âu/nước đôi, định hình bởi sự thiếu tin tưởng, lo âu cao, và mối quan hệ kém giữa các bên.
If your caregivers were inconsistent, you may develop an anxious/ambivalent style characterized by lack of trust, high anxiety, and poor interpersonal relationships.
– Nếu cha mẹ bạn chối bỏ hoặc không đếm xỉa gì đến bạn, thì bạn có thể hình thành dạng gắn bó né tránh. Nó có thể khiến bạn khó hình thành mối quan hệ gần gũi với mọi người khi trưởng thành.
If your parents were rejecting or dismissive, you may develop an avoidant attachment style. This can make it hard to form intimate relationships with others as an adult.
– Nếu người chăm sóc bạn từ đầu đến cuối hành xử khó hiểu, thay đổi thất thường giữa yêu thương và ngược đãi, thì bạn có thể hình thành gắn bó dạng hỗn độn. Nó có thể khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc, khó hình thành những mối quan hệ và khó thấu cảm với mọi người quanh mình.
If your caregivers were wildly inconsistent, often alternating between being affectionate and abusive, you may develop a disorganized attachment style. This can make it hard to manage your emotions, form relationships, and feel empathy for those around you.
Ngược đãi hoặc bỏ bê. Abuse or Neglect
Thù ghét có thể lớn dần do bởi hành vi ngược đãi hoặc bỏ bê mà bạn phải trải qua. Nó có thể khiến bạn ghét bỏ những người thực hiện hành vi ngược đãi, nhưng bạn cũng có thể không thích hoặc bực tức với những thành viên khác trong gia đình, họ có thể tham gia hoặc là người đứng ngoài sự việc.
Hatred can also arise due to abuse or neglect that you have experienced. It may lead you to hate the individual who perpetrated the abuse, but you may dislike or resent the other members of your family who either participated or acted as bystanders.
Ngay cả khi những thành viên khác trong gia đình hành xử do lo sợ hoặc để tự vệ thì nó vẫn đưa đến cảm xúc tức giận và căng thẳng trong bạn.
Even if other members of the family were acting out of fear or a sense of self-preservation, it can still lead to feelings of anger and tension.
Ranh giới không rõ ràng. Poor Boundaries
Sự tức giận và thù địch có thể xuất phát từ việc thiếu đi những ranh giới phù hợp trong các mối quan hệ trong gia đình. Ví dụ về ranh giới không rõ ràng trong gia đình bao gồm:
Anger and hatred can also stem from a lack of appropriate boundaries in relationships with your family. Examples of poor boundaries in family relationships include:
– Không đối xử với thành viên gia đình ở cấp độ cá nhân. Not treating family members as individuals
– Không tôn trọng sự riêng tư của các thành viên trong gia đình. Not respecting the privacy of family members
– Thao túng hoặc khiến bạn cảm thấy tội lỗi để kiểm soát hành vi. Using manipulation or guilt-trips to control behavior
– Không đếm xỉa đến cảm nhận hoặc cảm xúc. Disregarding feelings or emotions
– Đòi hỏi vô lý. Unreasonable demands
– Kiểm soát quá mức. Excessive control
– Liên tục so sánh hoặc chỉ trích. Constant comparison or criticism
Tất cả chúng ta đều có quyền có ranh giới riêng. Chúng cần thiết cho sức khỏe tinh thần của bạn và giúp bạn tìm ra được cái bạn khiến bạn thoải mái, cách bạn muốn được người khác đối xử, và những thứ bạn sẵn lòng chấp nhận trong một mối quan hệ.
Everyone has a right to their own boundaries. They are important for your own mental health and help you define what you are comfortable with, how you want to be treated by other people, and what you are willing to accept in a relationship.
Coleman lưu ý rằng xung đột và cảm xúc ghét bỏ đôi khi xuất hiện vì cha mẹ đôi khi dựa dẫm vào con trẻ để thỏa mãn những nhu cầu xã hội của mình. Thay vì dành thời gian với bạn đời hoặc bạn bè, phụ huynh mong đợi mức độ gắn kết và gần gũi cao từ những đứa con đã trưởng thành, điều này có thể xung đột với những ranh giới, sự riêng tư và tự lập của một người.
Coleman notes that conflict and feelings of dislike sometimes emerge because parents sometimes rely on their children for their social needs. Rather than spending time with their spouse or friends, parents expect high levels of engagement and intimacy from their adult kids, which can conflict with an individual’s boundaries, privacy, and independence.4
Những giá trị khác nhau. Differing Values
Con người ta có thể hình thành những cảm giác tức giận hoặc bực dọc khi họ có những giá trị và mục tiêu hoàn toàn khác với những người khác trong gia đình. Những bất đồng này có thể là về chính trị hoặc tôn giáo, nhưng cũng có thể liên quan cách bạn chọn dành thời gian của mình, mối quan hệ của bạn, cách nuôi dạy con cái, hoặc thậm chí là cách bạn tiêu tiền.
People may also develop feelings of anger or resentment when they have very different values or goals than those of their family members. These disagreements might settle on politics or religion, but they might also involve things like how you choose to spend your time, who you have relationships with, how you parent your own children, or even how you spend your money.
Bạn có thể thấy mình không thích những thành viên không chấp nhận hoặc hỗ trợ cuộc sống và các lựa chọn của bạn.
You may find yourself disliking family members who are not accepting or supportive of your life and your choices.
Dấu hiệu của các mối quan hệ độc hại trong gia đình. Signs of Toxic Family Relationships
Khi bạn có mối quan hệ độc hại với những người trong gia đình mình, bạn có thể sẽ cảm thấy bị đe dọa về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý. Gia đình độc hại thường là gốc rễ của những mối quan hệ tồi tệ, vậy nên không có gì ngạc nhiên khi họ có thể khiến bạn không ưa hoặc ghét họ.
When you have toxic relationships with people in your family, it can leave you feeling physically, emotionally, or psychologically threatened. Toxic family members are often at the root of poor relationships, so it isn’t surprising that they might cause you to dislike or hate them.
Học cách nhận ra những dấu hiệu của mối quan hệ độc hại có thể giúp bạn hiểu rõ hơn lý do tại sao bạn không thích gia đình mình. Những người độc hại hay khiến bạn cảm thấy:
Learning to recognize the signs of toxic relationships may help to better understand your reasons for not liking your family. Toxic people tend to leave you feeling:
– Không được tôn trọng: Bạn cảm thấy các thành viên trong gia đình không tôn trọng nhu cầu của bạn.
Disrespected: You feel that family members do not respect your needs.
– Lợi dụng: Thành viên độc hại trong gia đình thường có mong đợi cao nhưng lại không hồi đáp xứng đáng những gì bạn làm cho họ.
Exploited: Toxic family members often have high expectations yet do not return the favor.
– Không được hỗ trợ: Những mối quan hệ này khiến bạn thấy những người thân cận nhất với bạn lại không biết được con người thật của bạn và không sẵn lòng ủng hộ bạn khi bạn cần họ.
Unsupported: These relationships leave you feeling like the people who are closest to you don’t know the real you and aren’t willing to have your back when you need them.
– Hiểu lầm: Những người độc hại hiếm khi nào cố gắng hiểu con người bạn.
Misunderstood: Toxic people make little effort to understand you as an individual.
– Tiêu cực: Những người này thường moi ra những phẩm chất tệ nhất ở bạn và khiến bạn cảm thấy tiêu cực về mọi người hoặc thế giới nói chung.
Negative: These people often bring out your worst qualities and leave you feeling negative about others or the world in general.
– Bị đổ lỗi: Khi mọi chuyện không theo đúng như kế hoạch, thành viên độc hại trong gia đình có thể đổ lỗi cho bạn và từ chối chịu trách nhiệm cho chính những gì họ đã làm.
Blamed: When things don’t go as planned, toxic family members may heap the blame on you and refuse to take responsibility for their own actions.
Chú ý đến quá trình những hành vi này ảnh hưởng lên cảm nhận của bạn và khi chúng xuất hiện nhiều nhất. Việc tìm hiểu và nhận ra chúng có thể giúp bạn tìm ra cách ứng phó.
Pay attention to how these behaviors make you feel and when they happen most often. Learning to recognize them can help you look for ways to cope.
Không thích gia đình mình thì có sao không? Is it OK to not like my family?
Bạn cần phải nhớ rằng việc không ưa ai đó trong gia đình là không hề hiếm gặp. Không ưa gia đình mình không khiến bạn trở thành người xấu. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể duy trì mối quan hệ với mọi người ngay cả khi bạn không thích họ. Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm, nó còn tùy thuộc vào tình huống, vào những người có liên quan, và những yếu tố tác động gây căng thẳng cho mối quan hệ.
It is important to remember that it is not uncommon to dislike members of your family. Not liking your family does not make you a bad person. In some cases, you can still maintain relationships with people even if you may not necessarily like them. This is not always possible, however, depending on the situation, the people involved, and underlying factors that have caused tension in the relationship.
Làm sao để đối phó với tình trạng ghét bỏ gia đình mình? How to Cope When You Hate Your Family
Làm sao để đối phó với cảm giác chán ghét gia đình mình? Tình huống này có thể cực kỳ khó để giải quyết khi bạn sống hoặc vẫn tiếp xúc gần với các thành viên gia đình mà bạn không ưa.
How can you cope with these feelings when you hate your family? It can be particularly challenging to deal with the situation when you live with or have close contact with family members that you dislike.
Dù là bạn vẫn sống với gia đình hay vẫn ít tiếp xúc với họ, việc tìm cách bảo vệ không gian và sức khỏe tinh thần của bản thân là điều sống còn.
Whether you still live with your family or if you have limited contact, finding ways to protect your space and mental well-being is essential.
Công nhận xảm xúc của bản thân. Acknowledge Your Feelings
Tập chấp nhận cảm xúc của mình mà không phán xét bản thân vì sao lại cảm thấy như vậy. Bạn không thể chọn lựa gia đình mình. Đừng đổ lỗi cho bản thân vì không cảm thấy thân thiết với những người bạn không thích. Thay vào đó, hãy tập chấp nhận chính mình và xác định những gì mình cần làm để hoặc là kiểm soát những cảm xúc này, hoặc cải thiện mối quan hệ đang khiến bạn không hạnh phúc.
Work on accepting how you feel without judging yourself for the emotions you are experiencing. You cannot choose your family. Don’t blame yourself for not feeling close to people that you do not like. Instead, work on practicing self-acceptance and then determine what you can do to either manage these feelings or improve the relationships that are making you unhappy.
Tìm cách chấp nhận cảm xúc của chính mình với thái độ không phán xét là điều nên làm. Chấp nhận cảm xúc nghĩa là cho phép bản thân được cảm nhận chứ không cố đàn áp hay che giấu cảm xúc, ngay cả khi rất khó khăn và đau đớn. Bằng cách chấp nhận cảm xúc, bạn mới có thể tìm thấy những cách ứng phó lành mạnh với chúng và giảm bớt lo âu, trầm cảm, sợ hãi, và buồn bã, vốn thường song hành cùng những cảm giác này.
Finding ways to accept your feelings in a non-judgmental way can be helpful. Accepting your emotions means allowing yourself to feel things without trying to stifle or hide the emotion, even when it is difficult or painful. By accepting emotions, you’re able to find healthier ways of coping with them and lessen the anxiety, stress, fear, and sadness that often accompany such feelings.5
Hãy cân nhắc những chiến lược như tự chấp nhận bản thân, công nhận cảm xúc, chánh niệm và thiền định. Trị liệu cũng có thể giúp bạn khám phá cảm xúc của mình.
Consider strategies such as self-acceptance, emotional validation, mindfulness, and meditation. Therapy can also be very useful for exploring your feelings.
Quyết định hướng đi tiếp theo. Decide How to Proceed
Không phải tất cả các mối quan hệ đều có thể được hàn gắn hoặc thậm chí đáng được gìn giữ. Sẽ có những lúc cách ứng xử của một thành viên trong gia đình có thể gây hại trực tiếp, như trong những trường hợp có xuất hiện tình trạng ngược đãi hoặc khi thành viên hướng thái độ thù hằn vào bạn và những người thân khác về các vấn đề như xu hướng tính dục, chủng tộc, hay tôn giáo. Trong những trường hợp này, bạn thường sẽ cần phải cắt đứt tạm thời hoặc vĩnh viễn với cá nhân này.
Not every relationship is salvageable or even worth preserving. There are times when a family member’s treatment can be directly harmful, such as in cases where abuse is involved or where a family member is hateful toward you or other loved ones due to sexual orientation, race, or religion. In these cases, it is often essential to temporarily or permanently cut ties with that individual.
Nếu bạn vẫn sống với gia đình, bạn cần lên kế hoạch và cân nhắc một giải pháp thực tế. Tài chính, nhà cửa, di chuyển và những yếu tố khác bạn cần lên kế hoạch nếu bạn muốn rời khỏi và có được sự riêng tư cũng như tự lập hơn trong cuộc sống.
If you are still living with your family, this step often requires planning and practical considerations. Finances, housing, moving, and other factors are all things you will need to plan for if you want to create a physical separation and gain greater privacy and independence.
Hàn gắn mối quan hệ. Mend Relationships
Hàn gắn những mối quan hệ kém lành mạnh với các thành viên trong gia đình cũng có thể là một lựa chọn. Đây là một cách bạn có thể làm nếu mối quan hệ này quan trọng với bạn và bạn cảm thấy sự tin tưởng, giao tiếp và cảm xúc tích cực có thể được gây dựng lại.
Healing unhealthy relationships with family members is also an option. This is a step you may take if the relationship is important to you and you feel that trust, communication, and positive feelings can be re-established.
Đây là một hành động đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Đừng để bản thân cảm thấy áp lực phải chôn sâu cảm xúc hoặc hòa giải với mọi người khi bạn chưa sẵn sàng.
This is a step that requires the participation of all of the people who are involved. Don’t allow yourself to feel pressured to bury your feelings or reconcile with people if you are not ready.
Theo một nghiên cứu của Stand Alone, một tổ chức tại Vương quốc Anh hỗ trợ những người trưởng thành bị gia đình xa lánh, việc dành thời gian để xử lý những cảm xúc đau buồn là cực kỳ cần thiết. Thay vì gây áp lực lên những người vốn đang bị người nhà ghẻ lạnh, có lẽ ta nên để họ có thời gian và không gian để chữa lành trước khi nỗ lực hòa giải.
According to research by Stand Alone, a UK organization that supports adults who are estranged from their families, having time to process painful emotions is essential. Rather than pressuring people who may be estranged, it is perhaps best to let them have the time and space to heal before attempting a reconciliation.6
Nếu bạn muốn cảm thấy ổn hơn về mối quan hệ của mình với các thành viên trong gia đình, hãy cân nhắc đề xuất họ thử tham gia trị liệu gia đình. Qua quá trình làm việc với trị liệu viên, bạn có thể cải thiện giao tiếp và thấu hiểu, từ đó cảm thấy ổn hơn về mối quan hệ với gia đình.
If you are interested in feeling better about your relationships with your family members, consider asking them to try family therapy. By working with a therapist, you may be able to improve communication and gain insight that may help you feel better about your relationship with them.7
Thiết lập ranh giới. Establish Boundaries
Thiết lập ranh giới rõ ràng với các thành viên trong gia đình gây căng thẳng hoặc bất mãn cho bạn sẽ giúp bạn trở thành một cá thể tốt hơn trong phạm vi gia đình mình.
Having a clear boundary with family members who are causing you stress or discontent can help you better exist as an individual within your family unit.
Tuy nhiên, thiết lập ranh giới với gia đình có thể sẽ khá khó, cũng bởi vì những giới hạn này lại đến từ chính gia đình của mình. Bạn cũng sẽ khó nhận ra ranh giới không lành mạnh nếu trước giờ bạn chưa từng biết đến ranh giới nào khác.
Setting boundaries with family can be difficult, however, because it is from our families where we typically learn these limits. It can be hard to recognize an unhealthy boundary if that is all that you have ever known.
“Yêu Thương là Tôn Trọng”, một tài liệu quốc gia tập trung vào phòng tránh các mối qua hệ không lành mạnh và giảm thiểu tình trạng bạo lực cặp đôi giải thích rằng, việc chú ý đến cảm nhận của mình trong những tình huống khác nhau có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những ranh giới của bản thân.
Love Is Respect, a national resource that focuses on preventing unhealthy relationships and reducing intimate partner violence explains that paying attention to how you feel in different situations can help you learn more about your boundaries.8
Nếu bạn muốn duy trì một mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, hãy thiết lập giới hạn trong các tương tác với họ nếu được. Ví dụ, bạn có thể chọn dành thời gian với họ một hoặc hai lần một tháng. Nếu một số chủ đề hay gây ra xung đột giữa đôi bên, hãy nói rõ là các chủ đề này đang vượt quá giới hạn tương tác của bạn.
If you want to maintain a relationship with family members, set limits on these interactions when possible. For example, you might choose to spend time with them once or twice a month. If certain topics are creating conflicts with your family, make it clear that those subjects are off-limits during your interactions.
Việc thiết lập những ranh giới này có thể giúp bạn cảm thấy có sức mạnh hơn và kiểm soát tốt hơn mối quan hệ với gia đình mình.
Establishing these boundaries can help you feel more empowered and in control of your relationship with your family.
Duy trì sự riêng tư. Maintain Your Privacy
Những cách làm như tách bản thân ra khỏi tình huống hoặc cố ý không chia sẻ những chi tiết cụ thể về đời sống riêng có thể khá hữu ích. Nếu các thành viên trong gia đình tọc mạch về cuộc sống của bạn hoặc sử dụng những điều họ biết để chống lại bạn, hãy tìm cách thay đổi chủ đề khi cuộc hội thoại bắt đầu hướng về những đề tài này. Nếu cần, hãy trực tiếp và nói thẳng rằng bạn không thích trao đổi về chủ đề này.
Tactics such as detaching yourself from the situation or intentionally keeping details about your life private may help. If family members pry into your life or use things they learn against you, look for ways to change the subject when certain topics come up. When necessary, be direct and simply state that you’d prefer not to talk about the topic.
Chấp nhận lựa chọn của mình. Make Peace With Your Choice
Mỗi tình huống đều khác nhau, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể quyết định kết thúc mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Đây là một quyết định mang tính cá nhân cao và thường là quyết định tốt nhất khi bạn đã dành ít nhiều thời gian và khoảng cách để cân nhắc một số góc nhìn về những gì bạn đã trải qua.
Every situation is different, but in some cases, you might decide to end your relationship with family members. This is a highly personal decision and is often best made if you have had some time and distance to get some perspective on your experiences.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng ghẻ lạnh trong gia đình không hề hiếm gặp. Trong một nghiên cứu, 43.5% tham dự viên có ghi nhận bị ít nhất một thành viên trong gia đình lớn của mình ghẻ lạnh. Gần 17% bị ghẻ lạnh từ một người trong gia đình thân cận của mình.
Research suggests that family estrangement is not uncommon. In one study, 43.5% of participants reported being estranged from at least one member of their extended family. Nearly 17% were estranged from a member of their immediate family.9
Trò chuyện với một người bạn cũng khá hữu ích, nhưng bạn cũng có thể cân nhấc chia sẻ cảm xúc của mình với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Một trị liệu viên có thể giúp bạn đánh giá các yếu tố đã đang đưa bạn đến tình huống này và đưa ra một số lời khuyên về hướng xử lý tiếp theo.
Talking to a friend may be helpful, but you might also consider discussing your feelings with a mental health professional. A therapist can help you evaluate the factors that have led you to this step and then offer advice about how to best proceed.
Nghiên cứu cho thấy tái hợp lại sau thời gian xa rời khỏi gia đình là cực kỳ khó, và nó đặc biệt khó với thanh thiếu niên bị cha mẹ ghẻ lạnh. Khoảng 50% đến 60% thanh thiếu niên bị cha mẹ ghẻ lạanh cho rằng mình sẽ không thể có một mối quan hệ ổn định trong tương lai.
Research suggests that reconciling after an estrangement can be particularly difficult, particularly for adult children estranged from their parents. Between 50% and 60% of adult children estranged from a parent suggested that they could never have a functional relationship in the future.2
Mặc dù cắt đứt liên hệ là khá căng thẳng, nhưng nghiên cứu cho thấy chuyện này cũng có tác động tích cực. Một nghiên cứu phát hiện ra có 80% người đã kết thúc mối quan hệ với gia đình cảm thấy nó tác động tích cực lên đời sống của họ, họ cảm nhận nhiều hơn sức mạnh và sự tự lập.
While cutting ties can be stressful, research suggests that there can be positive effects as well. One study found that 80% of people who had ended a relationship with a family felt that it had a positive impact on their life, including greater feelings of strength and independence.10
Làm sao để ứng phó với một gia đình bạn ghét? How do you deal with a family you hate?
Các bước giúp ứng phó với tình trạng này: Steps you should take to deal with this include:
– Thừa nhận cảm xúc của mình. Acknowledging your feelings
– Quyết định mình cần phải làm những gì. Deciding what steps you need to take
– Chỉnh sửa các mối quan hệ nếu được hoặc nếu muốn. Mending relationships if it is possible or desired
- Tạo dựng và duy trì những ranh giới với gia đình. Creating and maintaining boundaries with family members
- Từng bước bảo vệ sự riêng tư của bản thân. Taking steps to protect your privacy
– Kiên định với quyết định mình đưa ra. Making peace with your decision
Kết luận. Bottom Lines
Cảm thấy không thích gia đình mình có thể là một cảm xúc cực kỳ khó đối phó. Nếu bạn có cảm giác này, thì việc xây dựng các kết nối xã hội bên ngoài gia đình có thể giúp bạn hình thành hệ thống hỗ trợ lành mạnh và có được góc nhìn và khoảng cách với các thành viên trong gia đình.
Feeling like you don’t like your family can be an extremely difficult emotion to handle. If you feel this way, developing social connections outside of your family can help you find a healthier support system and gain perspective and distance from toxic family members.
Những hành động như tách bản thân ra khỏi tình huống, thiết lập ranh giới, hoặc nỗ lực chỉnh sửa những mối quan hệ không tốt có thể có ích với sức khỏe tinh thần của bạn. Nếu một mối quan hệ lợi bất cập hại thì giảm bớt đáng kể hay cắ đứt hoàn toàn liên hệ với người hay nhóm người nhất định cũng là một ý hay.
Strategies such as distancing yourself from the situation, setting boundaries, or working to mend unhealthy relationships may be beneficial for your mental well-being. If a relationship is doing more harm than good, then it is often a good idea to significantly reduce or completely cut off contact with the other person or people.
Nếu bạn có cảm xúc khó chịu, lo âu, trầm cảm hoặc những triệu chứng khác xuất hiện do thái độ ghét bỏ gia đình của mình, hãy tìm đến một chuyên gia để được hỗ trợ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Trị liệu trực tuyến cũng có thể là một lựa chọn hữu ích mà bạn có thể cân nhắc.
If you are experiencing emotional distress, anxiety, depression, or other symptoms as a result of your dislike for your family, reach out to a professional for help. You might start by talking to a mental health professional who can help. Online therapy can also be a helpful option that you might want to consider.
Tham khảo. Sources
Coleman J. When Parents Hurt: Compassionate Strategies When You and Your Grown Child Don’t Get Along. 1st ed. Collins; 2007.
University of Cambridge Centre for Family Research, Stand Alone. Hidden Voices: Family Estrangement in Adulthood.
Cassidy J, Jones JD, Shaver PR. Contributions of attachment theory and research: a framework for future research, translation, and policy. Dev Psychopathol. 2013;25(4 Pt 2):1415-34. doi:10.1017/S0954579413000692)
Coleman J. Rules of Estrangement. Harmony Books; 2020.
Lindsay EK, Creswell JD. Mindfulness, acceptance, and emotion regulation: perspectives from Monitor and Acceptance Theory (MAT). Curr Opin Psychol. 2019;28:120‐125. doi:10.1016/j.copsyc.2018.12.004
Stand Alone. Family estrangement: advice and information for adult children..
Blake L, Bland B, Imrie S. The counseling experiences of individuals who are estranged from a family member. Family Relations. October 2019. doi:10.1111/fare.12385
Love Is Respect. What are my boundaries?
Conti RP. Family estrangement: establishing a prevalence rate. JPBS. 2015;3(2). doi:10.15640/jpbs.v3n2a4
Blake L. Parents and children who are estranged in adulthood: a review and discussion of the literature: review and discussion of the estrangement literature. J Fam Theory Rev. 2017;9(4):521-536. doi:10.1111/jftr.12216
Nguồn: https://www.verywellmind.com/i-hate-my-family-what-to-do-if-you-feel-this-way-5194810
Như Trang