Yêu thương và Thấu cảm khác nhau thế nào (Compassion vs. Empathy)

 Yêu thương và thấu cảm là hai phạm trù có liên quan với nhau, mặc dù đôi khi được sử dụng lẫn lộn, nhưng giữa chúng vẫn có ý nghĩa cực kỳ khác nhau.

Compassion and empathy are two related terms that, while sometimes used interchangeably, have different and distinct meanings.

Thấu cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để có thể cảm nhận được những cảm xúc của đối phương trong hoàn cảnh đó. Yêu thương, mặt khác, là nhận ra cảm xúc của một người và muốn giúp đỡ họ.

Empathy is about putting yourself in someone else’s position so that you can feel what they might feel in a situation. Compassion, on the other hand, is about recognizing someone’s emotions and wanting to help them.1

Nguồn: Science

Bài viết này sẽ thảo luận ý nghĩa của yêu thương và thấu cảm, chúng khác nhau thế nào, và làm thế nào mà việc hiểu được sự khác biệt này có thể giúp bạn định hướng mối quan hệ với mọi người một cách hiệu quả hơn.

This article discusses the meaning of compassion vs. empathy, how they differ, and how understanding these differences can help you navigate your relationships with others more effectively.

Đặc tính của Yêu thương và Thấu cảm. Traits of Compassion vs. Empathy

Mặc dù có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng thấu cảm và yêu thương không phải là một. Mặc dù cả hai đều là phản hồi lại cảm xúc của người khác, nhưng chúng tập trung vào những thứ khác nhau.

While they are closely related, empathy and compassion are not the same. While both involve responding to other people’s emotions, they differ in focus.

Thấu cảm được định hình bởi nhận thức về trải nghiệm cảm xúc của người khác và nỗ lực cảm nhận điều tương tự từ góc nhìn của đối phương. Yêu thương được định hình bởi mong muốn hành động để giúp đỡ đối phương.

Empathy is characterized by an awareness of other people’s emotional experiences and an attempt to feel those same emotions from their perspective. Compassion is characterized by the desire to take action to help the other person.

Yêu thương thường bao gồm các đặc tính và hành vi như sau: Compassion is often comprised of traits and behaviors like the following:

– Nhận ra người kia đang đau khổ. Recognition of the suffering of others

– Hiểu rằng đau khổ là một trải nghiệm chung. Understanding that suffering is a universal experience

– Hiểu và thấu cảm với trải nghiệm cảm xúc của người khác. Understanding and empathizing with the emotional experiences of other people

– Bao dung với nỗi buồn và cảm xúc khó chịu có thể xuất hiện. Tolerating distressing and uncomfortable emotions that may arise

– Có động lực hành động để giúp đối phương bớt đau khổ. Feeling motivated to take action to help alleviate the suffering of others

Mặc dù có khác nhau, nhưng yêu thương và thấu cảm đều đóng vai trò quan trọng trong hình thành và duy trì mối quan hệ với mọi người.

While they differ, compassion and empathy play important roles in forming and maintaining interpersonal relationships.

Nhiều người trong chúng ta có thể cũng mong muốn có mặt và hỗ trợ những người ta quan tâm, đặc biệt là trong những khoảng thời gian khó khăn. Ta cảm thấy đây là đặc tính trọng tâm của các mối quan hệ lành mạnh – hỗ trợ lẫn nhau và có mặt cũng người kia trong khoảng thời gian thăng trầm,” theo Miriam Stone, nhân viên công tác xã hội, Giám đốc Lâm sàng cấp cao của LifeStance Health.

“Many of us can relate to the desire to show up and support those we care about, especially in times of suffering. We may even feel like this is a central characteristic of healthy relationships—having mutual support and being present for each other through good times and bad,” explains Miriam Stone, LCSW, Senior Clinical Director of LifeStance Health.

Sự khác biệt giữa yêu thương và thấu cảm. Differences Between Compassion and Empathy

Sự khác biệt giữa yêu thương và thấu cảm bao gồm định nghĩa, những cảm xúc mà chúng khơi gợi ra, và hành vi mà chúng truyền cảm hứng.

The differences between compassion vs. empathy include what the terms mean, the feelings they evoke, and the behaviors they inspire.

Ý nghĩa. Meaning

Thấu cảm là khả năng hiểu được những gì người khác cảm thấy. Có nghĩa là bạn có thể tưởng tượng ra bản thân trong hoàn cảnh của người kia và cảm thấy thứ cảm xúc họ đang có. Yêu thương khơi gợi ra cảm xúc đồng cảm, quan tâm, hoặc thương hại cho những gì người kia đang trải qua.

Empathy involves the ability to understand what another person feels. It means you can imagine yourself in another person’s situation and feel what they must be feeling. Compassion evokes a sense of sympathy, concern, or pity for what other people are going through.

Phản hồi cảm xúc. Emotional Response

Yêu thương và thấu cảm cũng khác nhau trong dạng phản hồi cảm xúc mà chúng gợi ra. Trong khi thấu cảm tạo ra sự thấu hiểu, thì yêu thương lại gợi cảm giác quan tâm, lo lắng hoặc đồng cảm.

Compassion and empathy also differ in the type of emotional response they evoke. Where empathy creates understanding, compassion is more likely to inspire feelings of concern, worry, or sympathy.

Bạn có thể quan tâm đến hoàn cảnh của ai đó và có động lực giúp họ, nhưng bạn không nhất thiết phải hiểu được những gì họ trải qua.

You might care about someone’s situation and feel moved to help them, but it doesn’t necessarily mean you understand what they are going through.

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng thấu cảm và yêu thương thường song hành cùng nhau. Thấu cảm thường đóng vai trò như “nhiên liệu” cho yêu thương. Bằng cách thấu cảm với ai đó, bạn có thể cảm thấy yêu thương và muốn giúp họ.

However, it is essential to note that empathy and compassion often occur together. Empathy often acts as fuel for compassion. By empathizing with someone, you might experience feelings of compassion and a desire to help.

Tác động. Effects

Yêu thương thường dựa trên hành động, trong khi thấu cảm lại có gốc rễ từ cảm xúc. Vì yêu thương dựa trên hành động, nên con người ta sẽ dễ cảm thấy nỗ lực của bản thân là hữu ích.

Compassion tends to be based on taking action, whereas empathy is rooted in feeling. Because compassion is action-based, people are more likely to feel that their efforts have been useful.

Thấu cảm, mặc dù rất quan trọng, nhưng lại có thể góp phần gây cảm giác kiệt sức. Liên tục thấu cảm cho người khác thỉnh thoảng khiến bạn bị ngợp, và vì nó không có liên đới gì tới chuyện đi giúp đỡ, nên con người ta có thể cảm thấy bất lực hoặc vô vọng. Ngoài gây cảm giác khó chịu cho mỗi người, thấu cảm đôi lúc còn khiến con người ta cảm thấy tội lỗi hoặc có các hành vi né tránh, bao gồm cả hành vi co rụt khỏi xã hội.

Empathy, while important, can sometimes contribute to greater feelings of burnout. Constantly feeling other people’s emotions can be overwhelming at times, and because it may not be linked to efforts to help, people may feel helpless or hopeless. In addition to causing feelings of personal distress, empathy can sometimes cause people to feel guilty or engage in avoidance behaviors, including social withdrawal.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng con người ta thường dễ thấu cảm với những người họ cảm thấy có liên hệ hơn. Có thể là những người ta biết, hoặc thậm chí là cả những người chỉ có một số điểm tương đồng với ta.

Research has also found that people are often more likely to empathize with people they relate to. This might include people they actually know or even those who are similar to them in some way.2

Mặc khác, yêu thương là cái mà con người ta có thể mở rộng đến mọi người mà không nhất thiết phải cảm thấy có kết nối cá nhân với hoàn cảnh của đối phương.

On the other hand, compassion is something that people can extend to others without necessarily needing to have a personal connection to the situation.

Nguồn: Innovecture

Yêu thương. Compassion

– Là đồng cảm và quan tâm đến một ai đó đang gặp khó khăn. Involves sympathy and concern for someone who is suffering

– Đưa đến hành động và các hành vi giúp đỡ. Leads to action and helping behaviors

– Có thể khơi gợi cảm giác tích cực. Can inspire positive feelings

– Tạo động lực thực hiện các hành vi thuận xã hội. Creates prosocial motivation

– Có phản hồi vị tha với nỗi đau. Altruistic response to suffering

Thấu cảm. Empathy

– “Cảm” được cảm xúc của người khác. Feeling the emotions of others

– Đưa đến thấu hiểu. Leads to understanding

– Có thể khơi gợi cảm giác tiêu cực. May inspire negative feelings

– Đôi lúc có thể gây hành vi rút lui. Can sometimes create withdrawal behaviors

– Có phản hồi cảm xúc với nỗi đau. Affective response to suffering

Điểm tương đồng giữa Yêu thương và Thấu cảm. Similarities Between Compassion and Empathy

Cả yêu thương và thấu cảm đều đôi lúc có thể khiến bạn bị ngợp, đặc biệt là khi ta tiếp xúc với những tình huống đòi hỏi các cảm xúc dạng này trong khoảng thời gian dài. Khi nhắc đến thấu cảm, con người ta đôi lúc có thể còn bị kiệt sức tinh thần, gây ra bởi tiếp xúc với căng thẳng về cảm xúc, thể chất hoặc tinh thần trong thời gian dài. Nó có thể khiến con người ta cảm thấy cạn kiệt và không thể tập trung thấu cảm cho người khác được.

Both compassion and empathy can sometimes be overwhelming, particularly when people are exposed to situations that require these emotions for prolonged periods. When it comes to empathy, people can sometimes experience burnout, a type of exhaustion often caused by exposure to chronic emotional, physical, or mental stress. It can leave people feeling drained and unable to muster empathy for others.

“Kiệt sức thường khởi phát từ từ, khi ta hay cảm thấy kiệt quệ về thể chất, cảm xúc và tinh thần sau khi đã đang ở trong tình trạng căng thẳng kéo dài,” theo Stone.

“Burnout usually has a gradual onset in which we tend to feel physically, emotionally, and mentally exhausted after having been in a prolonged state of stress,” Stone says.

Yêu thương có thể đưa đến một dạng kiệt sức có tên là cạn kiệt lòng trắc ẩn. Dạng kiệt quệ cảm xúc và thể chất này khiến chủ thể bớt dần cảm giác thấu cảm, tăng hoài nghi, xa cách, tê liệt cảm xúc, và vô cảm.

Compassion can lead to a type of burnout known as compassion fatigue. This emotional and physical exhaustion leads to reduced feelings of empathy, increased cynicism, detachment, emotional numbness, and apathy.

Những người làm trong bối cảnh y tế có tiếp xúc kéo dài với sự đau đớn của người khác, như điều dưỡng, nhân viên cấp cứu, và trị liệu viên, thường sẽ dễ bị cạn kiệt lòng trắc ẩn hơn.

People who work in healthcare settings that involve prolonged exposure to other people’s suffering, such as nurses, first responders, and therapists, are more prone to experiencing compassion fatigue.3

Khi cho đi/chăm sóc/hỗ trợ người khác dần khiến bạn bực bội, căng thẳng và khiến bạn lo âu – thường đến một mức độ khiến bạn khó thể hiện được sự thấu cảm và yêu thương, những thứ vốn từng tiếp lửa lúc đầu để bạn giúp người khác – thì khả năng cao là bạn có thể đang bị cạn kiệt lòng trắc ẩn.

When giving/caring/showing up for someone else feels more frustrating, stressful, and anxiety provoking for you—often to the extent that you struggle to access the empathy and compassion that once fueled your initial drive to help—it’s likely that you may be experiencing compassion fatigue.

— Miriam Stone, LCSW, Senior Clinical Director, LifeStance Health

Để ngăn chặn điều này, hãy để ý đến cảm nhận của bản thân. Nếu bạn để ý thấy mình đang khó cảm thấy thấu cảm và yêu thương, hoặc bạn bị quá choáng ngợp, hãy lùi lại một bước. Hãy nhớ rằng sức khỏe tinh thần của bạn cũng quan trọng và rằng bạn không thể giúp ai được nếu bạn không chăm sóc chính mình.

To try to prevent this, be mindful of how you are feeling. If you notice you are struggling to access your empathy and compassion, or it feels like it’s too much for you, take a step back. Remember that your mental health is also important and that you can’t help others if you don’t take care of yourself.

Ví dụ. Examples of Compassion and Empathy

Các ví dụ về yêu thương và thấu cảm có thể được minh họa rõ hơn ở một số khía cạnh khác biệt giữa hai phạm trù này.

Examples of compassion vs. empathy can further illustrate some of the key differences between the two concepts.

Ví dụ về yêu thương. Examples of Compassion

– Giúp đỡ khi ai đó cần: Có thể là hỗ trợ một người làm một thứ gì đó, như xách giùm đồ mua sắm ra xe cho họ. Hoặc có thể là đề xuất hỗ trợ, như làm giúp công việc nhà cho một người bạn đang bị trầm cảm.

Offering help to someone in need: This might include aiding someone with a task, such as carrying someone’s groceries to their car. Or it might involve offering other types of assistance, such as performing household chores for a friend who is experiencing depression.

– Chủ động tham gia hoạt động tình nguyện: Yêu thương thường khiến con người ta tình nguyện dành thời gian, kỹ năng, và công sức vì những lý do chính đáng với họ. Có thể là ủng hộ tiền hoặc tài nguyên vào một tổ chức giúp đỡ cộng đồng hoặc tình nguyện hỗ trợ trực tiếp cho một tổ chức cộng đồng.

Volunteering for a cause: Compassion also often leads people to volunteer their time, skills, and effort for causes they care about. This might involve donating money or resources to an organization that helps people or volunteering to provide more hands-on assistance to a community organization.

– Lắng nghe và kiên nhẫn với mọi người: Yêu thương có thể khiến chúng ta lắng nghe những mối bận tâm hoặc trải nghiệm của mọi người và ngày càng kiên nhẫn hơn. Ví dụ, bạn có thể lắng nghe ai đó kể về những khó khăn gần đây của họ hoặc cho ai đó thời gian để làm một dự án vì trong cuộc sống của họ có xảy ra chút chuyện không hay.

Listening and being patient with others: Compassion can also cause people to listen to the concerns or experiences of others and extend greater patience as a result. For example, you might listen to someone talk about their recent challenges or give someone more time to work on a project because of something they have been going through in their personal life.

– Tha thứ cho mọi người: Khả năng tha thứ cho người đã từng làm sai với bạn thường có gốc rễ từ lòng yêu thương. Mặc dù thấu cảm cũng giúp bạn hiểu được những gì đối phương trải qua, nhưng tình yêu thương mới khiến bạn muốn hành động, bằng cách tha thứ cho những gì họ đã gây ra.

Forgiving others: The ability to forgive people who have wronged you is often rooted in compassion. While empathy might allow you to understand what they have experienced, compassion causes you to want to take action by extending forgiveness for the harm they have done.

Ví dụ về thấu cảm. Examples of Empathy

– Lắng nghe chủ động: Thấu cảm là lắng nghe cẩn thận khi người khác chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của họ. Người có lòng thấu cảm trong những tình huống này hay đặt câu hỏi hoặc tự chiêm nghiệm lại những gì đối phương đã chia sẻ.

Actively listening to others: Empathizing involves listening carefully when others share their feelings and experiences. People who experience empathy in such situations may also ask questions or reflect on what someone has shared.

– Có thể nhận ra được cảm xúc của người khác: Thấu cảm được định hình bởi khả năng “cảm” được cảm xúc của mọi người. Ví dụ như có thể biết được khi ai đó đang cảm thấy buồn, vui, bực hoặc tức giận.

Being able to sense other people’s emotions: Empathy is characterized by being attuned to other people’s emotions. Examples include being able to tell when someone feels sad, happy, upset, or angry.

– Cảm được cái người khác cảm thấy: Ngoài nhận thức được cảm xúc của người khác, ví dụ về thấu cảm còn bao gồm việc thực sự có thể cảm nhận cùng một cảm xúc mà đối phương đang có. Như kiểu bạn thu vào những cảm xúc này, từ đó bạn có chung cảm xúc với họ.

Feeling what others are feeling: In addition to being aware of what others are feeling, examples of empathy include actually being able to feel these same emotional reactions. It might feel like you are absorbing these emotions so that you end up experiencing the same feelings.4

Làm sao để biến thấu cảm thành yêu thương? How Do You Turn Empathy Into Compassion?

Nguồn: Refugee Week

Yêu thương và thấu cảm có thể được xem xét trên cùng một phổ với thông cảm. Thông cảm tập trung vào suy nghĩ; thấu cảm có thêm cảm xúc vào; và yêu thương bao gồm cả suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Ta có thể biến thấu cảm thành yêu thương bằng cách chủ động biến cảm xúc thành hành động có lợi.

Compassion and empathy can be thought of as existing on a spectrum along with sympathy. Sympathy focuses on thoughts; empathy adds feelings; and compassion encompasses thoughts, feelings, and actions. It is possible to turn empathy into compassion by consciously turning your feelings into prosocial actions:

– Xây dựng năng lực tự nhận thức: Hãy tận dụng chánh niệm (chú tâm) để xây dựng nhận thức tốt hơn về chính những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân. Điều này có thể giúp bạn trở nên thống nhất hơn với những cách phản hồi của bản thân trong nhiều tính huống khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng con người ta sẽ biết yêu thương bản thân hơn khi có thực hiện những can thiệp dựa trên chánh niệm.

Build self-awareness: Utilize mindfulness to build greater awareness of your own thoughts and experiences. This can help you become more attuned to your own responses to different situations. Researchers have also found that people tend to be more self-compassionate when they engage in mindfulness-based interventions.5

– Thừa nhận vấn đề tồn tại: Một phần của quá trình biến thấu cảm thành yêu thương là nhận ra cảm xúc của một người và thừa nhận rằng họ cần giúp đỡ.

Acknowledge the problem: Part of turning empathy into compassion is recognizing someone else’s feelings and acknowledging that they need help.

– Tránh phán xét: Hãy tập chấp nhận người khác đúng như con người thật của họ, đừng cố phán xét hay mặc định mọi thứ. Bạn có thể cảm thấy yêu thương mọi người hơn nếu bạn tránh đổ lỗi cho nạn nhân vì chính những đau khổ họ đang chịu.

Avoid judgment: Practice accepting people for who they are without trying to make judgments or assumptions. You are more likely to feel compassion for people if you avoid blaming the victim for their own suffering.

– Tìm cách giúp đỡ: Một khi bạn nhận ra sự đau khổ của một người và có sự thấu cảm, hãy hỏi bản thân mình có thể làm gì để giúp họ. Có thể là hỗ trợ họ bằng nhiều cách, đối xử tốt với họ hơn, hoặc đề nghị hỗ trợ thực tế.

Find ways to help: Once you recognize suffering and experience empathy, ask yourself what you can do to help. This might mean supporting them in various ways, treating them kindly, or offering practical assistance.

– Bồi đắp tư duy nhân ái: Bạn có thể bồi đắp một tâm trí nhân ái hơn bằng cách thực hành liên tục. Hãy dành thời gian thực hành những thói quen giúp bạn có được sự thấu cảm lớn lao hơn dành cho mọi người, như thiền từ tâm, tập trung vào những suy nghĩ tích cực về người khác. Theo thời gian, bạn có thể cảm thấy hòa hợp với cảm xúc của mọi người hơn và có thêm động lực để từng bước giúp đỡ họ.

Cultivate a compassionate mindset: You can cultivate a more compassionate mindset with continued practice. Spend some time engaging in a practice that helps you gain greater empathy for others, such as loving-kindness meditation, which involves focusing on positive thoughts about others. As time passes, you may feel more in tune with other people’s emotions and more motivated to take steps to help.6

Điều này không có nghĩa là gánh trách nhiệm sửa chữa những vấn đề của người khác. Thay vào đó, bạn đề xuất hỗ trợ mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt nỗi đau của một ai đó, dù là lớn hay nhỏ. Việc thực hiện những hành động như vậy có thể giúp biến sự khó chịu do sự thấu cảm tạo ra đôi lúc thành những cảm xúc tích cực hơn mà lòng nhân ái có thể khơi gợi ra.

This doesn’t have to mean taking it upon yourself to fix other people’s problems. Instead, it is about offering the type of assistance you can provide to alleviate someone else’s pain, whether large or small. Taking such actions can also help turn the distress that empathy can sometimes create into more positive emotions that compassion can elicit.

Nghiên cứu cũng cho thấy chúng ta có thể học cách trở nên nhân ái hơn và rằng huấn luyện lòng yêu thương trong thời gian ngắn có thể làm tăng các hành vi nhân ái.

Research has also shown that people can learn to be more compassionate and that short-term compassion training can increase altruistic behavior.7

Ứng phó với Lòng yêu thương và Thấu cảm. Coping With Compassion and Empathy

Tiếp xúc kéo dài với nỗi đau và sự khó chịu của người khác có thể cũng góp phần khiến bạn cảm thấy kiệt sức hoặc “mệt” khi phải yêu thương người khác quá nhiều. Trong những lúc như vậy, hãy lùi lại và chăm sóc cho bản thân. Stone đề xuất rằng hãy:

Prolonged exposure to other people’s pain and suffering can also contribute to feelings of burnout or compassion fatigue. In such cases, taking a step back and caring for yourself is essential. Stone recommends:

– Tập chăm sóc bản thân: Có thể là bất cứ điều gì khiến bạn nạp thêm năng lượng và hồi phục, có thể là viết nhật ký, thiền, chánh niệm, yoga, đi dạo, hoặc đơn giản chỉ là ngủ một đêm thật ngon.

Practicing self-care: This can involve whatever helps you feel fueled and restored, whether journaling, meditating, mindfulness, yoga, walking, or just getting a good night’s sleep.

– Tìm kiếm hỗ trợ: Hãy tìm đến gia đình và bạn bè hoặc cân nhắc trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Getting support: Reach out to friends and family or consider talking to a mental health professional.

– Thiết lập ranh giới: Việc tạo ra những ranh giới lành mạnh trong những mối quan hệ có thể là một cách hữu hiệu giúp kiểm soát cảm xúc khó chịu.

Establish boundaries: Creating healthy boundaries in relationships can be a helpful way to manage emotional stress.

Việc nhận ra khi bạn có thể bị quá sức về cảm xúc và đảm đương quá nhiều thứ là cực kỳ thiết yếu. Nó sẽ giúp bạn lùi lại một bước, thiết lập một số ranh giới lành mạnh, và sau cùng là từng bước thiết lập lại ưu tiên cho chính sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của bản thân.

Recognizing when you might be emotionally overextended and taking on too much is key. It will allow you to take a step back, set some healthy boundaries, and ultimately take the steps necessary to reprioritize your own physical, mental, and emotional well-being.

— Miriam Stone, LCSW, Senior Clinical Director, LifeStance Health

Câu hỏi thường gặp. Frequently Asked Questions

Nguồn: NPR

Thấu cảm và yêu thương, cái nào tốt hơn? Which is better, empathy or compassion?

Yêu thương và thấu cảm đều là những đặc tính quan trọng có thể bồi đắp cho những mối quan hệ tích cực của bạn với mọi người. Thấu cảm bồi đắp cho sự thấu hiểu, giúp đỡ mọi người để kết nối ở một mức độ cảm xúc nhất định. Điều này đóng vai trò tối quan trọng trong thiết lập niềm tin, sự thân thiết và hỗ trợ xã hội.

Compassion and empathy are both important characteristics that can support positive interpersonal relationships. Empathy fosters understanding, helping people to connect on an emotional level. This plays a crucial role in helping establish trust, intimacy, and social support.

Tuy nhiên, thấu cảm mà không có yêu thương có thể tiềm ẩn cạm bẫy. Nó có thể đưa đến sự khó chịu và khiến bạn cạn kiệt cảm xúc. Nhiều người có thể “hút” hết những cảm xúc tiêu cực của người khác và rồi thấy bản thân cảm thấy bất lực và vô vọng.

However, empathy without compassion can have pitfalls. It can lead to distress and become emotionally draining. People can absorb other people’s negative emotions and find themselves feeling helpless or hopeless.

Trong một số trường hợp, thấu cảm có thể khiến con người ta chia rời nhau. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi con người ta thấu cảm với người khác nhờ những kết nối xã hội chung thì họ sẽ dễ coi thường những người mà họ coi là là không thuộc nhóm của mình.

In some cases, empathy can even leave people divided. Researchers have found that when people empathize with others based on shared social connections, they are more likely to dehumanize others they see as part of the outgroup.8

Yêu thương thường được coi là một bước cao hơn thấu cảm. Nó tập trung vào hành động và giảm bớt đau khổ, từ đó làm lợi cho người khác và bản thân. Thay vì cảm thấy bất lực, ta sẽ cảm thấy bớt khó chịu, cảm thấy mình có năng lực hơn, và tích cực hơn về khả năng thay đổi thế giới quanh mình.

Compassion is often viewed as a step beyond empathy. It focuses on taking action and alleviating distress in ways that benefit others and the self. Instead of feeling powerless, people feel less distressed, more capable, and more positive about their ability to change the world around them.

Ta có thể thấu cảm nhưng không yêu thương không? Can you be empathetic but not compassionate?

Có, bạn có thể chỉ thấu cảm nhưng không cảm thấy yêu thương. Ví dụ, bạn có thể thấu cảm với một người bạn vừa mới trải qua một cuộc chia tay khó khăn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải hành động để giúp đỡ họ giảm bớt nỗi đau.

Yes, you can experience empathy without feeling compassion. For example, you might empathize with a friend who is going through a difficult breakup. However, that doesn’t mean that you will necessarily be moved to help relieve their pain.

Tương tự, bạn  có thể yêu thương mà không nhất thiết phải thấu cảm. Bạn có thể cảm thấy cần phải giúp một người bớt đau khổ mà không cần phải cảm nhận chính cái người kia đang cảm nhận.

In the same way, it is possible to experience compassion without necessarily feeling empathy. You can feel moved to help relieve someone’s suffering without necessarily feeling what they are feeling.

Ví dụ, bạn  có thể dành thời gian cùng một người bạn để họ bớt suy nghĩ về một thứ gì đó họ đang trải qua, ngay cả khi bạn không hiểu tại sao họ cảm buồn bã như vậy. Bạn có thể thông cảm với hoàn cảnh của họ và có động lực giúp đỡ họ, ngay cả khi bạn không thực sự hiểu được những cảm giác trong họ.

For example, you might spend time with a friend to take their mind off of something they are going through, even if you don’t understand why they are upset. You might sympathize with their situation and be motivated to help them, even if you don’t really understand what they are feeling.

Tham khảo. Sources

Sinclair S, Beamer K, Hack TF, et al. Sympathy, empathy, and compassion: A grounded theory study of palliative care patients’ understandings, experiences, and preferences. Palliat Med. 2017;31(5):437-447. doi:10.1177/0269216316663499

Fowler Z, Law KF, Gaesser B. Against empathy bias: The moral value of equitable empathy. Psychol Sci. 2021;32(5):766-779. doi:10.1177/0956797620979965

Cocker F, Joss N. Compassion fatigue among healthcare, emergency and community service workers: a systematic review. Int J Environ Res Public Health. 2016;13(6):618. Published 2016 Jun 22. doi:10.3390/ijerph13060618

Singer T, Klimecki OM. Empathy and compassion. Current Biology. 2014;24(18):R875-R878. doi:10.1016/j.cub.2014.06.054

Conversano C, Ciacchini R, Orrù G, Di Giuseppe M, Gemignani A, Poli A. Mindfulness, compassion, and self-compassion among health care professionals: what’s new? A systematic review. Front Psychol. 2020;11:1683. doi:10.3389/fpsyg.2020.01683

Zeng X, Chiu CP, Wang R, Oei TP, Leung FY. The effect of loving-kindness meditation on positive emotions: a meta-analytic review. Front Psychol. 2015;6:1693. doi:10.3389/fpsyg.2015.01693

Weng HY, Fox AS, Shackman AJ, et al. Compassion training alters altruism and neural responses to suffering. Psychol Sci. 2013;24(7):1171-80. doi:10.1177/0956797612469537

Waytz A, Epley N. Social connection enables dehumanization. Journal of Experimental Social Psychology. 2012;48(1):70-76.doi:10.1016/j.jesp.2011.07.012

Nguồn: https://www.verywellmind.com/compassion-vs-empathy-what-s-the-difference-7494906

Như Trang

Link: https://trangtamly.blog/2024/02/03/yeu-thuong-va-thau-cam-khac-nhau-the-nao-compassion-vs-empathy/