Gặp Khó Khăn về Ngoại Hình và Cách Giải Quyết

 


[Tâm Lý] 6 Dấu Hiệu Bạn Đang Gặp Khó Khăn Với Việc Tự Cảm Nhận Ngoại Hình Cơ Thể (Và Cách Giải Quyết)

6 Signs You Struggle With Body Image (And What To Do About It)

Chào mừng quý độc giả của Tâm Lý Học Tuổi Trẻ. Bạn thấy cơ thể mình như thế nào? Khi còn trẻ, nhiều người trong chúng ta đã tiếp thu những tiêu chuẩn sắc đẹp của xã hội. Những tiêu chuẩn này thường có thể góp phần tạo nên hình ảnh cơ thể tiêu cực và thậm chí còn trở nên nổi bật hơn trong thời đại truyền thông xã hội của chúng ta. Kết quả là khoảng 1 trong 3 người trẻ cho biết họ rất quan tâm đến hình ảnh cơ thể của mình (The Jed Foundation).

Hey Psych2Goers, welcome back to another article. How would you describe body image? At a young age, many of us internalize beauty standards from society. These standards can often contribute to having a negative body image, and are made even more prominent by our age of social media. As a result, about 1 in 3 young people report that they are highly concerned about their body image (The Jed Foundation).

Đối với nhiều người sẽ thấy khó trong việc duy trì thói quen lành mạnh với cơ thể của họ – cho dù bạn đang nhìn cơ thể mình trong gương hay trong ảnh hoặc video, bạn có thể khó chấp nhận vẻ ngoài của cơ thể mình. Nhận thức méo mó về cơ thể do bạn so sánh mình với người khác có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ, tức giận và tự ti về ngoại hình của mình. Theo đó, đây là sáu dấu hiệu bạn đang gặp khó khăn với hình ảnh cơ thể.

For many people, maintaining a healthy relationship with their body can be difficult– whether you’re looking at your body in the mirror or in photos or videos, you might have trouble accepting how your body looks. The distorted perception of your body because you compare yourself to others may make you feel shame, anger, and self-consciousness towards your physical appearance. With that in mind, here are six signs you struggle with body image.

1. Bị ám ảnh bởi việc kiểm tra cơ thể.

1. Obsessive body checking.

Nguồn ảnh: google.com

Tự nhìn mình trong gương hàng ngày là điều bình thường và tự nhiên. Ví dụ, tất cả chúng ta đều nhìn vào gương để xem mình có chỉnh tề hay không, nhưng đối với những người gặp khó khăn với hình ảnh cơ thể, việc này có thể trở nên ám ảnh. Ngoài soi mình trong gương thì còn có nhiều cách khác để bạn có thể kiểm tra cơ thể mình. Bao gồm sử dụng tay hoặc thước dây, cân, kiểm tra độ chặt của quần áo và so sánh bản thân với người khác (Clemmensen, 2015).

It’s a normal and natural thing for us to look at ourselves in the mirror on a daily basis. We all gaze at the mirror to see if we look presentable, for instance, but for people who struggle with body image, body checking can become obsessive. Besides the mirror, there are other ways you might check your body. These include using your hands or a tape measure, weighing yourself, checking the tightness of your clothes, and comparing yourself to others (Clemmensen, 2015).

Nếu việc kiểm tra cơ thể khiến bạn ngừng hoặc tiết chế ăn uống, khiến bạn cô lập bản thân với người khác hoặc phải tìm cách để kiểm soát nỗi sợ hãi và lo lắng về cơ thể của bạn, thì điều đó có thể trở thành vấn đề lớn. Hành vi này thường làm tăng sự bận tâm và không hài lòng của bạn với cơ thể mình. Nhiều người không để ý tần suất họ kiểm tra cơ thể và phương pháp thực hiện. Càng bận tâm cao về vấn đề này thì càng giúp bạn giảm bớt hành động này và cải thiện hình ảnh cơ thể.

If body checking makes you stop or limit your eating, causes you to isolate yourself from others, or becomes a way to control your fear and anxiety about your body, it can become problematic. The behavior often increases your preoccupation and dissatisfaction with your body. Many people are unaware about how frequently they engage in body checking, and the method they do so. An increased consciousness of this might help you be able to reduce this behavior and improve body image.

2. Bạn cảm thấy ám ảnh với thức ăn và tập thể dục.

2. Your relationship with food and exercise becomes obsessive.

Nguồn ảnh: google.com

Khi bạn nhìn nhận cơ thể mình theo cách tiêu cực, đôi khi có thể bạn đang cố gắng thực hiện mọi cách để biến cơ thể mình được ưa nhìn hơn. Bắt bản thân thực hiện chế độ ăn kiêng và thực hiện các hành vi kiểm soát cân nặng khác có vẻ như là lựa chọn duy nhất để bạn hài lòng với cơ thể của mình. Thay vì làm những điều này vì sức khỏe và hạnh phúc, bạn chỉ đang bị điều khiển bởi những gì bạn nhìn thấy trong gương. Thực hiện quá nhiều hành động bạn cho là có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như đếm lượng calo và đo cơ thể, thực sự có thể là dấu hiệu của hình ảnh cơ thể kém (The Jed Foundation).

When you perceive your body in a negative way, oftentimes you may try to take steps to shape it into something you’d want to see. Putting yourself on restrictive diets and other weight control behaviors may seem like the only options for you to be happy with your body. Instead of doing these things for your health and well-being, you’re only driven by what you see in the mirror. Over-engaging in habits you may associate with being healthy, such as calorie counting and taking body measurements, could actually be signs of poor body image (The Jed Foundation).

3. Tâm trạng của bạn có liên quan đến cảm giác trong cơ thể.

3. Your mood is linked to how you feel in your body.

Nguồn ảnh: google.com

Cảm nhận về cơ thể là thứ có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Vào một số ngày, bạn có thể cảm thấy ngoại hình của mình thực sự tuyệt vời! Còn một số ngày, khi so sánh với người khác, bạn có thể cảm thấy thất vọng hoặc xấu hổ về cơ thể của mình, hủy hoại sự tự tin của bạn. Vì việc tự cảm nhận hình ảnh cơ thể là thứ có thể thay đổi nên tâm trạng của những người này có xu hướng dựa trên cảm giác của họ ở bên ngoài. Nếu tâm trạng của bạn phụ thuộc vào cảm giác khi nhìn mình trong gương thì hình ảnh cơ thể của bạn có tác động rất lớn trong cuộc sống của bạn.

Body image is something that can fluctuate from day to day. On some days, you may be feeling awesome with how you look! While on others, you may be feeling frustrated or embarrassed about your body, destroying your confidence. As body image is something that can often shift, the mood of those with an unhealthy relationship to their body tends to be based on how they feel in their skin. If your mood runs on how you feel when you see yourself in the mirror, your body image may hold a significant weight in your life.

4. Mặc quần áo che giấu cơ thể.

4. You wear clothes that hide your body.

Nguồn ảnh: google.com

Khi chọn trang phục, bạn thường mặc đồ rộng thùng thình, quá khổ? Kế tiếp dấu hiệu trên, những người đang đấu tranh với hình ảnh cơ thể có thể thực hiện một số điều để khiến họ cảm thấy tốt hơn và thoải mái hơn.

When picking out an outfit to wear, do you find yourself wearing loose, oversized clothes? Going on from how one’s mood can be linked to how one feels in their body, those struggling with body image may take some steps to make them feel better and more comfortable. 

Ví dụ, họ có thể mặc quần áo rộng hoặc quá khổ. Trong khi một số người làm điều này vì nó khiến họ cảm thấy cơ thể tích cực hơn thì những người khác có thể làm điều đó vì sợ bị phán xét. Vì những người có hình ảnh cơ thể kém thường tin rằng cơ thể của họ dễ bị người khác đánh giá nên việc mặc quần áo che giấu cơ thể có thể giúp giảm bớt nỗi sợ hãi này (Klinger, 2010).

For instance, they might wear loose or oversized clothing. While some people do this because it makes them feel more body positive, others may do it out of fear of judgment. Since people with poor body image often believe that their body is prone to judgment from others, wearing clothes that hide the body can help alleviate this fear (Klinger, 2010).

5. Bạn thường xuyên so sánh cơ thể của mình với người khác trên mạng.

5. You frequently compare your body to others’ online.

Nguồn ảnh: google.com

Bạn có thấy mình đang so sánh cơ thể của mình với người khác không? Mặc dù so sánh bản thân với người khác là điều hiển nhiên nhưng việc so sánh với những tiêu chuẩn phi thực tế chắc chắn phá vỡ hình ảnh cơ thể theo hướng tích cực. Các nghiên cứu cho thấy việc so sánh ngoại hình với hình ảnh lý tưởng thường dẫn đến kết quả tiêu cực. Trong một nghiên cứu, những người tham gia so sánh trực tiếp bản thân với người khác có ít kết quả tiêu cực hơn (chẳng hạn như ít cảm thấy không hài lòng về cơ thể hơn) so với khi so sánh bản thân với những người trên mạng (Fardouly, 2015).

Do you find yourself comparing your body to others’? While comparing ourselves to others is natural, making body comparisons to unrealistic standards is a surefire way to break a positive body image. Studies show that appearance comparisons to idealized images are often associated with negative outcomes. In one study, participants comparing themselves to others in person had less negative outcomes (such as less body dissatisfaction) than when they compared themselves to others online (Fardouly, 2015).

Nếu bạn thấy mình thường xuyên so sánh cơ thể của mình với người khác trên mạng, điều đó có thể tạo nên hình ảnh cơ thể kém. “Làm mới” nguồn cung cấp dữ liệu hoặc hủy theo dõi các tài khoản khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn về ngoại hình của mình, cũng có thể cải thiện hình ảnh cơ thể của bạn.

If you find yourself often comparing your body to others’ online, it might be a contributor to poor body image. “Detoxing” your feed, or unfollowing triggering accounts that make you feel worse about your appearance, can potentially improve your body image.

6. Luôn có điều gì đó cần “sửa chữa” trên cơ thể bạn.

6. There’s always something to “fix” about your body.

Nguồn ảnh: google.com

Khi nhìn vào gương, bạn luôn thấy thứ gì đó trên cơ thể mình không thích? Bạn có thể cố gắng sửa nó, nhưng khi nhìn lại vào gương, một “khuyết điểm” khác lại lộ rõ. Điều này cứ tiếp diễn mãi – luôn có điều gì đó cần được sửa chữa trên cơ thể này.

When you look in the mirror, do you always see something that you don’t like? You might try to fix it, but when you look in the mirror again, another “flaw” becomes apparent. This keeps going on and on– there’s something that needs to be fixed every time. 

Mong muốn sửa chữa điều gì đó trên cơ thể bạn là dấu hiệu cho thấy hình ảnh cơ thể kém. Chủ nghĩa cầu toàn đóng một vai trò quan trọng ở những người có cảm nhận xấu về cơ thể – đối với họ, luôn có điều gì đó cần phải được “sửa chữa” (Wade, 2013).

A desire to fix something about your body is an indicator of poor body image. Perfectionism plays a large role in those with a poor relationship with their body– for them, there’s constantly something that needs to be “fixed” (Wade, 2013).

Hành vi cầu toàn này có thể có hại. Thường xuyên không hài lòng với một số bộ phận trên ngoại hình của bạn có thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống và rối loạn tâm trạng. Hãy thừa nhận và đánh giá cao những sai sót của cơ thể bạn. Chúng có thể khiến bạn khác biệt với những người khác, nhưng đó chính là điều mang lại cho bạn cá tính và sự độc đáo.

This perfectionist behavior can be harmful. A constant dissatisfaction with certain parts of your physical appearance may lead to the rise of certain eating disorders and mood disorders. Acknowledge and appreciate your flaws. They may make you different from others, but that’s what gives you your individuality and uniqueness.

Tóm Lại

Final Thoughts

Bất cứ ai cũng có thể tự cảm nhận về hình ảnh cơ thể kém. Những lo lắng về cân nặng, chiều cao, cơ bắp và các đặc điểm thể chất khác có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nếu bạn là người chuyển giới hoặc không thuộc giới nhị phân, việc xử lý hình ảnh cơ thể có thể đặc biệt khó khăn.

Anyone can have poor body image. Worries about weight, height, muscularity, and other physical features can affect anybody. If you’re trans or non-binary, dealing with body image can be especially difficult.

Nguồn ảnh: google.com

Chúng ta hãy thừa nhận hình ảnh cơ thể kém và giải quyết chúng. Nếu không, nó có thể gây ra những kết quả có hại, chẳng hạn như giảm lòng tự trọng, rối loạn tâm trạng và rối loạn ăn uống. Điều này cũng có thể hình thành thói quen ăn uống và tập thể dục kém, có thể gây tổn hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Xã hội tạo ra một tiêu chuẩn sắc đẹp không công bằng cho rất nhiều người trong chúng ta, dẫn đến sự không hài lòng với chính mình, ngay cả khi tất cả chúng ta đều thực sự xinh đẹp theo cách riêng. Việc giải mã tiêu chuẩn này bắt đầu với việc mọi người đều là con người thật của mình. Ở cạnh những người sống đúng là con người thật của mình có thể giúp bạn nhận ra rằng bạn thực sự không khác người. Bạn thật đẹp. Cảm ơn vì đã đọc.

A poor body image is crucial to acknowledge and address. Not addressing it can pose risk to harmful outcomes, such as reduced self-esteem, mood disorders, and disordered eating. If you struggle with the way you perceive your body, you could also be inclined to develop poor eating and exercising habits that can take a toll on both your physical and mental health. Society creates a beauty standard that is not fair to so many of us, leading to dissatisfaction with ourselves, even when we are all truly beautiful in our own ways. Deconstructing this standard starts with everyone being their real, authentic selves. Surrounding yourself with real people can help you realize that you truly are not the outlier that you think you are. You are beautiful. Thanks for reading.

Tác giả: Max Feng

-------------

Dịch giả: Phạm Thị Kim Phượng- Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

Biên tập: Tố Uyên

Nguồn ảnh: google.com

Link bài gốc: 6 Signs You Struggle With Body Image (And What To Do About It)

Link: https://ybox.vn/gia-vi/tam-ly-6-dau-hieu-ban-dang-gap-kho-khan-voi-viec-tu-cam-nhan-ngoai-hinh-co-the-va-cach-giai-quyet-658a9694e1496826de86f1b6