
Sốc Văn Hóa Ngược – Reverse Culture Shock
Đi để trở về là giấc mơ của rất nhiều người, đặc biệt đi tới các quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ngày trở về dường như không dễ dàng- được gọi là sốc văn hóa ngược. Mặc dù sốc văn hóa ngược là một hiện tượng phổ
biến đối
với nhiều
người sau thời
gian dài đi du lịch, đi du học, hay làm việc ở nước
ngoài, nhưng khi về nước, nhiều người thường cảm thấy
vừa vui vẻ và tích cực vừa xen lẫn với cảm giác bị cô lập,
buồn bã hoặc
thậm chí là mất
phương hướng và có thể không sớm thì muộn lại ra đi. Bài viết này sẽ thảo luận những điểm quan trọng như: Khái niêm về sốc văn hóa ngược, các giai đoạn của sốc văn hóa ngược, các nguyên
nhân dẫn đến sốc văn hóa ngược, tác động của sốc văn hóa ngược, và một số cách đơn giản để tái hòa nhập vào cộng đồng.
SỐC VĂN HÓA NGƯỢC LÀ GÌ?
Trong cuốn sách The Art
of Coming Home, Craig Storti cho rằng cả hai loại căng thẳng - sốc văn hóa và sốc văn hóa ngược - đều có xu hướng tuân theo mô
hình đường cong chữ U. Một số học giả đã đề cập rằng sốc văn hóa theo
mô hình đường cong chữ U, nghĩa là,
khi đến một quốc gia xa lạ, mọi người có xu hướng trải qua giai đoạn "tuần trăng mật" vì mọi thứ đều mới lạ. Tuy nhiên,
ngay sau đó, khi thấy được sự khác biệt bắt đầu hình thành và
gia tăng, họ sẽ bị sốc văn hóa. Dần dần, khi họ thích nghi với nền văn hóa mới đó và chấp nhận sự khác biệt, họ sẽ có được sự cân bằng và ổn định về mặt thái độ, cảm xúc và tâm thế.
Sốc văn hóa ngược đơn giản như
thế này một người khi đi du lịch, đi làm hay du học ít nhất khoảng thời gian liên tục từ 6 tháng đến 1 năm hoặc nhiều năm và họ đã quen, thoải mái, thích
nghi với môi trường ở nước ngoài rồi và khi trở
về nhà, người đó có thể có những trải nghiệm sốc văn hóa ngược tương tự như sốc văn hóa vậy. Họ đã thay đổi và cần có thời gian để thích nghi lại với ngôn ngữ, lối sống, môi trường,
văn hóa, con người
ở quê nhà.
Hay nói cách
khác, mặc dù có những
điểm tương
đồng giữa sốc văn hóa và sốc văn hóa ngược, nhưng
điều quan trọng
là phải nhận
ra rằng sốc
văn hóa ngược có một số
thách thức về mặt
cảm xúc, tâm lý, thái độ, niềm tin, xã
hội,
và văn hóa liên quan đến việc điều
chỉnh lại cuộc sống.
Theo Kagan (2020), sốc văn hóa ngược là sự căng thẳng về mặt cảm xúc và tâm lý mà một số người phải chịu đựng khi họ trở về nhà sau một thời gian dài ở nước ngoài. Sốc văn hóa ngược có thể dẫn đến khó khăn
trong việc điều chỉnh lại niềm tin, hành vi,
và các giá trị khi mà những điều này đã từng quen thuộc thì nay lại trở nên xa lạ.
Đơn cử một vài ví dụ về sốc
văn hóa ngược như phong cách giao tiếp
Đông-Tây khác nhau. Ở Mỹ và
nhũng người
phương
Tây, chẳng
hạn,
khi có vấn đề người
ta thường
giao tiếp
thẳng
thắn
và cởi mở, thuyết
phục dựa
vào tính khách quan, khoa học, sẵn sàng nói ra quan điểm để được giải quyết vấn đề nhanh chóng và thường chọn phương pháp tối ưu nhất. Ngược lại, ở quê nhà, khi có vấn đề, có người thường không dám nói thẳng
thắn,
có xu hướng
dò dẫm,
né tránh, vòng vo hoặc có thể im luôn để chuyện tự qua đi.
Hay một ví dụ khác về khoảng cách quyền lực cũng gây sốc ngược: Nhiều nước phương Tây nói
chung, ở Mỹ nói riêng, các
mối quan hệ thường bình đẳng, dựa vào luật, biết rõ vai trò và
trách nhiệm, và các quy tắc chung cơ bản mà ai cũng đều biết để ứng xử với nhau. Chẳng hạn, trong môi trường giáo dục, giảng viên-sinh
viên đều khuyến khích tranh
luận sôi nổi, đặt câu hỏi, dựa vào tính duy
lý, khách quan, sự thật, trải nghiệm cá nhân, nên khi
trò chuyện hoặc tranh
luận về một vấn đề nào đó, việc có nhiều quan điểm là bình thường, hoặc bất đồng quan điểm thường được chấp nhận, miễn là cá nhân chứng minh được rõ ràng và
thuyết phục là được. Ví dụ khác, trong môi trường công việc cũng tương tự, tính sáng tạo, thảo luận, tranh
luận vào đúng vấn đề, thể hiện trách nhiệm, áp dụng quy tắc đạo đức nghề, có tư duy độc lập, hành động để đạt hiệu quả công việc luôn được đề cao. Nhân viên
có quyền ‘bật’ lại sếp và có lúc
không cần làm theo mệnh lệnh và có thể phá vỡ quy tắc và khuyến khích trình
bày và chứng minh được lập luận tối ưu.
Thêm nữa, một ví dụ khác về cách ứng xử với thời gian. Ở Mỹ thời gian được sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp rất chặt chẽ hay còn gọi là thời gian đơn tuyến vì trong văn
hóa Mỹ người ta cho rằng thời gian là đo đếm được, là nguồn lực hạn chế, và thời gian là tiền bạc nên mọi người đều lên kế hoạch trước và đúng giờ. Ngược lại, khi về nhà nếu nhiều người sử dụng văn hóa thời gian đa tuyến thì bị sốc ngược, nghĩa là văn
hóa coi thời gian là linh
hoạt, dây thun-có
thể đi trễ về sớm, hoặc thường không theo kế hoạch hoặc quá cứng nhắc
với quá trình
và thậm chí có thể ngừng kế hoạch ở phút chót. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng hay xung đột trong giao tiếp và công việc.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỐC VĂN HÓA NGƯỢC
Theo Dawn
Kepets, các giai đoạn phổ biến của sốc văn hóa ngược được phát triển bởi Lysgaard’s (1955) U-Curve gồm:
· Giai đoạn chuẩn bị về nhà
Khi ngày khởi hành đến gần, người ta bắt đầu tập trung vào việc trở về nhà. Đó là cảm giác như thể một chân ở nước ngoài và chân còn lại ở quê nhà. Bạn bắt đầu nghĩ đến việc kết thúc thời gian ở nước ngoài và lập kế hoạch cho những việc bạn sẽ làm gì khi trở về nhà.
· Giai đoạn phấn khích
Trong giai đoạn này, họ phấn khích trước viễn cảnh được về nhà. Họ nghĩ đến việc được gặp lại những người bạn cũ, được đi trên những con đường, con hẻm quen thuộc, được ăn những món ăn mà
mình thèm thuồng và mong nhớ, và được nói tiếng mẹ đẻ của mình, và nhiều điều phấn khích khác nữa. Giai đoạn này có thể xảy ra trước khi rời khỏi nước sở tại hoặc ngay khi bước chân về đến nhà. Những người không
vui khi ở nước ngoài có thể không bị sốc khi trở về sau giai đoạn này.
· Giai đoạn sốc văn hóa ngược
Giai đoạn này xảy ra sau một thời gian ngắn trở về nước và bắt đầu có cảm giác như một người nước ngoài ở chính đất nước của mình. Họ có thể cảm thấy thất vọng, xa lánh và
thậm chí chê hay
phê bình văn hóa quê nhà. Những điều trước đây hoàn toàn bình thường với bạn, giờ đây lại trở nên nổi bật. Bạn cảm thấy như không ai thực sự muốn nghe về trải nghiệm của mình vì họ không thể liên hệ với nó được. Ví dụ, rác nhiều ở ngoài đường, tiếng ồn không được kiểm soát, mùi hôi, mất vệ sinh, chạy xe ẩu, thực phẩm bẩn, tự nhiên được họ chú ý và quan sát rất kỹ.
· Giai đoạn điều chỉnh để hòa nhập dần dần
Từ từ, mọi thứ không còn quá sốc nữa. Họ bắt đầu phân tích những gì mình học được ở nước ngoài và quyết định cách họ sẽ áp dụng chúng vào cuộc sống của mình ở quê nhà. Họ có thể quyết định áp dụng một số đặc điểm hoặc thói quen của nền văn hóa nước ngoài vào cuộc sống hàng ngày của mình. Họ có thể bắt đầu nghĩ về cách áp dụng những gì họ đã học được cả về mặt học thuật và chuyên môn
vào cuộc sống và công việc.
CÁC LÝ DO DẪN ĐẾN SỐC VĂN HÓA NGƯỢC
Mặc dù sốc
văn hóa ngược có vẻ
đầy thách thức với nhiều người, nhưng
hầu hết
họ đều vượt qua một cách tích cực và các biểu hiện sốc sẽ dần biến mất
khi người đó điều chỉnh với nhịp
sống ở
quê nhà.
Nhiều
người chưa
từng đi du học, du lịch,
hoặc làm việc
ở
nước ngoài có thể
so sánh sốc văn hóa ngược với
"nỗi buồn
sau một kỳ nghỉ dài như Tết chẳng hạn" mà tất
cả chúng ta đều
biết rất
rõ.
Để
tạo ra trải nghiệm
tái hòa nhập một cách tích
cực và tự nhiên nhất khi
trở về nước, chúng ta cần
hiểu lý do tại sao lại bị sốc văn hóa ngược. Bạn
có thể tự hỏi
mình câu hỏi: "Cảm giác sốc văn hóa ngược có
bình thường không?" Theo TS.
Brubaker, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và trải nghiệm của tác giả, có nhiều lý do mà người trở về thường gặp dưới đây:
1. Nhà không còn là nhà nữa.
Thực tế
là họ còn không chắc
“nhà” là gì nữa! Hoặc họ có thể thấy mình có hai
quê nhà.
2. Cảm giác nhớ nhung cách sống, lối
sống, thời
tiết, đồ
ăn, bạn bè, con người, môi trường ở
nước ngoài.
3. Hay họ có thể nghĩ rằng
mình đang thích nghi với
tình trạng lệch
múi giờ và làm quen với mọi thứ khi trở về nhà.
4. Họ có cảm giác ở giữa hai bờ: Thân xác vẫn ở
Việt Nam, nhưng
về mặt
tinh thần, thì
vẫn ở
nước ngoài.
5. Mọi người nhìn họ có vẻ khác như ‘Tây’ hẳn ra hay thậm chí gọi hay hỏi họ là ‘Việt Kiều hay người nước ngoài về nước chơi hả’, trong
khi đó nhiều người kỳ vọng
rằng họ vẫn là con người
như trước
khi rời đi và điều
đó khiến họ thất vọng
vì họ không thể
- và không muốn - trở
lại là con người
đó. Họ đã thay đổi.
6. Nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy khó hay không
có khả
năng áp dụng kiến
thức
và kỹ năng mới, ngôn ngữ,
phong cách sống, văn hóa mới học
vào cuộc sống ở quê nhà.
7. Họ cảm
thấy mình không hoàn toàn hòa nhập
với nền
văn hóa bản địa
khi ở nước
ngoài, và bây giờ cảm thấy
mình không hòa nhập với
nền văn hóa quê nhà.
8. Họ cảm
giác lạc lõng, nhàm
chán, không chắc chắn, thất vọng, bất an, tự cô lập
và xa lánh bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và các hoạt
động.
9. Trong khi đi ra nước
ngoài chủ yếu
là trải nghiệm
bên ngoài, thì việc tái hòa nhập
chủ yếu
là nội tại.
Vì vậy, việc
chia sẻ quá trình tái hòa nhập
với người
khác khó khăn hơn, đặc
biệt là nếu
họ chưa
từng trải
qua.
10.
Họ cảm
thấy thất
vọng vì những
trải nghiệm
ở
nước ngoài đã thay đổi
đáng kể,
nhưng không thể
diễn đạt
chính xác họ đã thay đổi
như thế
nào khi nói chuyện với
mọi người.
11. Khi ở
nước ngoài, họ cảm
thấy như
mình đang tiến về
phía trước. Khi trở
về nhà, họ cảm
thấy như
mình đang trì trệ hoặc
thậm chí là thụt
lùi.
12. Họ không nhận
được bất
kỳ sự hỗ
trợ hoặc
chiến lược
tái hòa nhập nào trước
khi về nhà.
13. Sốc văn hóa ngược là một
trải nghiệm
mà người khác có thể
kể cho ai đó nghe, nhưng
người ta thường sẽ
không hiểu cho đến
khi họ ở trong chính trải
nghiệm đó, vì vậy,
việc chuẩn
bị có thể
rất khó khăn.
TÁC ĐỘNG CỦA SỐC VĂN HÓA NGƯỢC
Mặc dù nghiên cứu
cho thấy hầu
hết những người trở về từ nước ngoài sẽ trải
qua sốc văn hóa ngược,
nhưng họ sẽ trải
qua cú sốc văn hóa này theo những
cách rất khác nhau. Đa phần, sóc văn hóa
ngược không gây ra bất
kỳ vấn đề
nghiêm trọng nào, nhưng
đối với
một số ít người, nó dẫn
đến những
vấn đề
nghiêm trọng ở
nơi làm việc,
trường học
và ở trong gia đình như:
§ Sự xa lánh
§ Mất phương
hướng
§ Căng thẳng
§ Thay đổi
mối quan hệ
với các thành viên gia đình hoặc
bạn bè
§ Lẫn lộn
về giá trị
§ Giận
dữ
§ Thù địch
§ Chia ly
§ Cảm giác mất
mát
§ Sợ hãi cưỡng
chế
§ Bất lực
§ Vỡ mộng
§ Phân biệt
đối xử
§ Trầm
cảm
§ Lo lắng
Những
cảm giác này có thể
kéo dài trong nhiều ngày, nhiều
tuần hoặc
thậm chí nhiều
tháng và từ từ biến mất khi họ thích nghi với mọi thứ của đất nước mình.
Ngoài ra, những
người hồi
hương có thể
gặp phải
một số
tác động về tinh thần, cảm
xúc bao gồm: tính chỉ
trích, sự hạn
chế, kiệt
sức và sự
kháng cự, rút lui, tự nghi ngờ hay trầm cảm.
Craig
Storti ghi lại những
tác động như sau:
· Tính chỉ
trích – Một số người có thể
nhận thấy
mình đưa ra nhiều
cách nhìn về
quê hương. Sự
xa lạ với
văn hóa và các thói quen có thể
dẫn đến
những trải
nghiệm khó chịu
và bực bội và có lúc mất tính khách
quan. Hơn
nữa, sự
thất vọng
này có thể chuyển
sang người khác. Họ có thể
nhớ lại
tất cả
những điều
tuyệt vời
ở
nước ngoài và so sánh chúng với
những khía cạnh
khó chịu nhất
khi ở nhà. Tuy nhiên, khi đánh
giá và so sánh giữa trải
nghiệm ở
nước ngoài với
trải nghiệm
ở
nhà là điều bình thường.
· Sự khác biệt - Trải
nghiệm ở
nước ngoài đã tác động
đáng kể đến
bản sắc
của người
trở về. Khi đắm
mình vào một nền
văn hóa mới, họ đã mở rộng
góc nhìn và mở mang đầu óc với
những ý tưởng mới. Khi trở
về nhà, họ nhận
ra rằng có sự
căng thẳng giữa
bản sắc
mới và xã hội
hiện tại. Họ không còn
cảm thấy
mình phù hợp với xã hội hiện tại nữa.
· Kiệt sức - Vì nhiều
thói quen, cách
thức và phong tục
của quê nhà là
mới đối
với họ, nên họ phải
làm quen và chú ý kỹ luoxng để thực
hiện các chức
năng cơ bản
một cách có ý thức.
Thêm vào đó là sự căng thẳng
của các nhiệm
vụ hậu
cần khi trở
về, và họ có thể
bắt đầu
cảm thấy
choáng ngợp trước
trải nghiệm
này. Kiệt sức
là một tác động
thường được
các nghiên cứu đề cập của sốc
văn hóa ngược.
· Kháng cự/Rút lui/Tự nghi ngờ/Trầm cảm - Khi họ trở
nên không hài lòng với
văn hóa quê nhà, phản
ứng
thường gặp
là chống lại
việc thích nghi với
nó. Nhiều người
trở về đã rút lui hoặc
trốn chạy,
hoặc đắm chìm trong những
suy nghĩ khác
biệt ở nước ngoài và tránh tiếp
xúc với mọi người. Với
tất cả
những thất
vọng và vỡ
mộng về
"quê nhà", họ có thể
dễ dàng tự
đặt câu hỏi
và nghi ngờ bản
thân. Không có gì ngạc nhiên khi cú sốc
văn hóa ngược thường
đi kèm với biểu hiện của trầm
cảm.
Một ví dụ thực tế như: "Khi
ở Hoa Kỳ, có người thực
sự bị
sốc vì mọi
thứ ở Mỹ đều ‘to lớn’, không gian rộng rãi, và các
mối quan hệ khá bình đẳng. Ngược
lại, sau khi trở về, họ có cảm giác ở quê nhà, đặc biệt ở các đô thị lớn, không gian hẹp hơn và nhiều bê tông hơn, ô nhiễm môi trường nhiều hơn, nhiều rác và các mối quan hệ mang tính phân
cấp cao."
Một ví dụ khác khi tới Mỹ, bạn bước
vào bất kỳ siêu thị
nào cũng có thể khiến bạn bối rối vì sự dồi dào và đa dạng sản phẩm, được đóng gói to nếu mua nhiều với giá rẻ hoặc có nhiều món hàng được giảm giá vào cuối ngày. Siêu thị cũng được phục vụ 24/7 và bạn có thể đi mua đồ lúc 3g sáng.
Mua rồi có thể trả lại một cách đơn giản và thuận tiện, nhanh chóng.
Trong khi đó, quê nhà thì lại khác.
Craig Storti trình bày các yếu tố chính ảnh
hưởng đến
căng thẳng khi tái hòa nhập gồm:
Tái hòa nhập
tự nguyện
so với không tự
nguyện: không
tự nguyện sẽ tệ hơn.
Tái hòa nhập
dự kiến
so với
không mong đợi: không
mong đợi sẽ khó
hơn.
Tuổi tác: tái hòa nhập
có thể dễ
dàng hơn đối
với những
người lớn
tuổi vì trong cuộc đời họ đã trải
qua nhiều giai đoạn
chuyển đổi
cuộc sống.
Kinh nghiệm
tái hòa nhập trước
đó: lần đầu
tiên tệ hơn những lần sau.
Thời
gian lưu trú ở
nước ngoài: Theo nghiên cứu, mức độ
sốc văn hóa ngược
có thể tỷ
lệ thuận
với thời
gian khi ở
nước ngoài—thời
gian ở nước
ngoài càng dài thì yếu tố
sốc càng nhiều hơn. Ví dụ nhũng ai ở nước ngoài sau sáu tháng liên tục thì được cho là dài vì
cơ hội
thích nghi càng lớn thì việc
rời đi và trở
về nhà có thể
càng khó khăn.
Mức độ
tương tác với
văn hóa ở nước
ngoài: bạn càng hiểu sâu về văn hóa nước ngoài, chơi và sống với người bản xứ, và tham gia nhiều
vào văn hóa địa phương
thì bạn càng khó để
từ bỏ
nó.
Môi trường
tái hòa nhập: cảm giác càng quen thuộc
và có được sự hỗ trợ
từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức thì việc
tái hòa nhập càng dễ
dàng.
Mức độ tương tác với
văn hóa quê hương trong thời
gian lưu trú ở
nước ngoài: người
hồi hương
càng quen thuộc với
những thay đổi
trong văn hóa quê hương thì việc
tái hòa nhập càng dễ
dàng.
Mức độ
khác biệt giữa
văn hóa ở nước
ngoài và trong nước: sự
khác biệt càng lớn,
việc hòa nhập
càng khó khăn.
MỘT SỐ CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ THÍCH NGHI
Mặc dù không có cách cụ thể nào cho tình trạng sốc văn hóa ngược, nhưng có nhiều biện pháp khác nhau để người trở về có thể tự hỗ trợ bản thân vượt qua tình trạng này và giảm bớt một số cảm giác khó chịu một cách dễ dàng hơn:
Tự khen, tự khuyến khích, tự ăn mừng thành công là cách tốt nhất để chống lại tác động của cú sốc văn hóa ngược, và bạn chắc chắn xứng đáng với điều đó.
Sống ở giây phút hiện tại và thay đổi để thích
nghi nhanh,
duy trì các thói quen và sở thích, tập thể dục, thể thao, tham gia
các câu lạc bộ với những người đa văn hóa.
Lấy văn hóa của quê nhà làm nền tảng và kết hợp hài hòa
với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
quốc tế
mới và khả
năng ngôn ngữ vào công việc và cuộc sống một cách phù hợp, linh hoạt.
Nếu
thấy dấu
hiệu của
sốc văn hóa ngược, nên nghĩ ngay
và nhìn lại những
thành tựu đã đạt được ở nước ngoài thì sẽ có thể
cực kỳ hữu
ích. Khi nghi ngờ hoặc
cảm giác mất
phương hướng
và thất vọng
bắt đầu
xuất hiện, nhớ
nhắc nhở
bản thân về
sức mạnh
và lòng dũng cảm khi đã trụ được
ở nước ngoài. Bạn
đã phát triển những
đặc điểm
tính cách
như kiên trì, độc lập và tự chủ, kiến thức toàn cầu, kỹ năng đa dạng, giá trị mới tuyệt
vời trong suốt
thời gian ở nước ngoài.
Kết
nối với
những người đã về nước nếu
bạn cảm
thấy choáng ngợp
và mất phương
hướng. Trên thực tế, nhiều
người trải
qua cú sốc văn hóa ngược
ở
các mức độ
khác nhau nên
bạn không đơn
độc. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc, kỷ niệm của mình và những điều bạn đã làm. Tôi
tin rằng họ sẽ hiểu bạn.
Sau
khi trải nghiệm
một nền
văn hóa khác, bạn có thể
thấy mình không hài lòng với
một số
khía cạnh ở quê nhà. Nhưng hãy nhớ rằng bạn cũng đã
nghĩ tương tự khi ở nước
ngoài vì cũng chê đủ thứ và nói tốt về đất nược mình. Theo thời
gian, bạn sẽ
có được góc nhìn cân bằng, khách quan hơn và nhận
ra điểm mạnh
và điểm hạn chế của cả
hai đất nước và ứng dụng chúng phù hợp vào thực tế.
Chia
sẻ văn hóa của nước
ngoài với
bạn bè ở
quê nhà, hoặc đọc và viết bài cho báo
chí, viết nhật ký, viết blog, podcast,
viết trên các diễn đàn, hoặc xây dựng dự án để hỗ trợ người trở về vì bạn có nhiều điểm tương đồng với họ. Giúp họ, bạn sẽ giúp chính bạn hạnh phúc hơn.
Chia
sẻ kinh nghiệm
văn hóa nước ngoài để truyền
cảm hứng
cho những sinh viên hay những người khác dự định đi nước ngoài. Trở
thành người cố
vấn cho sinh viên nước
ngoài tại trường,
làm tình nguyện viên hoặc
làm việc tại
công ty có văn
hóa gần giống với nươc ngoài, làm việc cho phòng hợp tác và nghiên cứu
quốc tế
hoặc công ty du
học sẽ giúp bạn bớt sốc hơn.
Cân
nhắc việc
kết hợp
một số
thói quen của văn hóa nước ngoài vào thói quen của
bạn ở
nhà.
Giữ
liên lạc với
bạn bè ở nước
ngoài như email, lên
facebook.
Làm cho mình bận rộn khi về nhà: Những
trải nghiệm
mới có thể
là một sự
xao nhãng lớn. Hãy nghĩ đến
việc lấp
đầy lịch
trình của bạn
bằng những
việc bạn
thích trong quá khứ, chẳng
hạn như
hẹn hò uống
cà phê, gặp gỡ
bạn bè mà bạn
đã lâu không gặp, dành
thời gian khám phá những
địa điểm
thú vị trong ngôi nhà khiến
bạn cảm
thấy thoải
mái và được chăm sóc, khám phá một
nhà hàng, địa điểm
âm nhạc hoặc
không gian mới lạ
khác trong thành phố của
mình, và cuối cùng
Tìm
kiếm sự
giúp đỡ nếu
bạn cần. Những
tác động về cảm xúc, tâm lý của
việc trở
về nhà có thể
rất khó khăn. Hãy nhớ
rằng, bạn
hiểu rõ bản
thân mình nhất và chính bạn là chuyên gia.
Luôn tin tưởng vào trực
giác của mình. Nếu cảm
thấy có điều
gì đó vẫn không ổn,
hãy liên hệ với
bạn bè, thành viên gia đình hoặc
các chuyên gia để được
hỗ trợ.
Tóm lại, sốc văn hóa ngược thật không dễ dàng, nhưng đa phần mọi người đều có thể vượt qua nó một cách nhanh
chóng. Tác giả hi vọng bài viết này đã làm rõ
khái niệm về sốc văn hóa ngược, các biểu hiện của sốc văn hóa ngược, các giai đoạn khác nhau,
nguyên nhân, tác động, và một số cách đơn giản để chúng ta có thể ứng phó với sốc văn hóa ngược một cách bình
tĩnh và biến nó thành một trải nghiệm hữu ích trong cuộc sống đa sắc.
Tài liệu tham khảo
1. 1.The Art of Coming Home by Craig Storti, a Peace Corps volunteer,
2. 2. Strangers at Home: Essays on
the Effects of Living Overseas and Coming “Home” to a Strange Land, by Carolyn D. Smith
3. 3. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ - https://2009-2017.state.gov/m/fsi/tc/c56076.htm
4. 4. How to deal
with reverse culture shock https://www.isepstudyabroad.org/returning-home/how-to-deal-with-reverse-culture-shock.
5. 5. 25 reasons re-entry and reverse culture shock after
being abroad are so hard https://www.smallplanetstudio.com/why-reentry-is-so-hard/
6. 6. Reverve culture
shock-What it is and How it works https://www.investopedia.com/terms/r/reverse-culture-shock.asp
7. 7.Làm thế nào để đối phó với cú sốc văn hóa ngược
- https://www.isepstudyabroad.org/returning-home/how-to-deal-with-reverse-culture-shock
8. Sốc văn hóa ngược là như thế nào - https://traodoivanhoa.yfuvietnam.org/soc-van-hoa-nguoc-la-nhu-the-nao-/
9. "Sốc văn hóa": Văn hóa không có chuyện cao thấp-https://congly.vn/soc-van-hoa-van-hoa-khong-co-chuyen-thap-cao-99774.html