Bạo Lực Gia Đình - Hành Động Không Của Riêng Ai



 “Không có kho báu nào trên cuộc đời này có thể sánh được với hạnh phúc gia đình”. Gia Đình-Hai tiếng thiêng liêng, cao cả mà tự hào biết mấy. Nơi mà mỗi chúng ta hạnh phúc khi đi ngồi trên chiếc xe giá trị nhất đó là lưng cha, nơi mà chúng ta được thai nghén 9 tháng 10 ngày từ bụng mẹ. Theo khoa học gia đình là cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc giáo dục.

Trong hành trình khôn lớn và trưởng thành không ai có thể làm thuận lợi được tất cả mọi việc. Chúng ta đôi lúc rồi cũng sẽ gặp những vấp ngã, nhưng gia đình vẫn ở đó, bố vẫn nở nụ cười chào đón ta với những câu nói quen thuộc

-“Nay trên lớp có chuyện gì hay kể bố nghe xem nào hoặc làm về mệt không ?”

Mẹ vẫn ở căn bếp đó nấu những món mà chúng ta thích, vẫn quan tâm theo một cách đặc biệt. Họ chia sẻ an ủi rồi động viên, tâm sự cùng ta những chuyện thầm kín hoặc thậm chí nghe ta luyên thuyên đến cả ngày. Từ đó trong chúng ta đón nhận được một năng lượng tích cực, một động lực để cố gắng lúc nào cũng không hay. Gia đình là thế, họ đối xử với nhau bằng cái tình, cái nghĩa. Bằng trái tim đến trái tim. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ, êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, thuận hoà trong gia đình. Những người sống vì hạnh phúc gia đình bao giờ cũng hướng mọi ý nghĩ, hành động, tình cảm, ước mơ của mình cho hạnh phúc của gia đình. Họ vui với cái vui của cả gia đình, buồn với cái buồn của cả gia đình. Đó là những con người biết kết hợp lợi ích và nhu cầu cá nhân với lợi ích và nhu cầu gia đình. Gia đình truyền thống được tổ chức theo một  trật tự “anh ra anh, em ra em, cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ”.

Thế nhưng, những năm gần đây khi công nghệ số phát triển, khi đồng, danh vọng... lăn tròn trên lương tâm và khối óc ủa nhiều người, cái tình-cái nghĩa trở nên lỏng lẻo, một số giá trị đạo đức trong các gia đình trở nên đồi bại và suy thoái đi. Đặc biệt một hiện tượng diễn ra khá phổ biến đó là vấn nạn BẠO LỰC GIA ĐÌNH.             

(nguồn ảnh : hoinongdan.org.vn )

Ở cõi vô thường này mấy ai còn xa ạ với khái niệm “bạo lực gia đình” nó giống như một điều tất yếu diễn ra hang ngày, hằng giờ trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bạo lực gia đình một cụm từ ngắn ngủi, ám chỉ những con người vô nhân tính, cho những hành động độc ác, mà thiết nghĩ những hành động ấy không mang dáng vẻ, phẩm chất của một con người. Trên bài viết của Lê Phi Long in trên báo lao động ngày 21-4-2022  có viết (https://laodong.vn/y-kien-ban-doc/bao-luc-gia-dinh-hay-len-tieng-truoc-cac-con-so-dau-long- Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2021,  32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả còn cho thấy, năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP.  Một nghiên cứu xã hội học cho thấy, nhiều trẻ em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì đã hết 25% nguyên nhân là do hệ lụy của nạn bạo lực gia đình. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Cụ thể như

Do nhận thức của người dân còn kém, chưa ý thức được hậu quả nghiêm trọng. Những hành động bạo lực đều xuất phát từ việc không kiềm chế được lí trí, suy nghĩ.

Do những khó khăn về cuộc sống, nỗi lo lắng về cơm-áo-gạo-tiền. Mâu thuẫn về vấn đề kinh tế

Còn nhiều gia đình giữ quan niệm cổ hủ, lạc hậu. Đàn ông gia trưởng, trọng nam khinh nữ chính vì vậy mà phụ nữ luôn chịu thiệt thòi. Một số phụ nữ cam chịu nhẫn nại dẫn đến bạo lực gia đình càng lặp đi lặp lại nhiều hơn.

Tình huống xử lí đôi lúc còn kém, trong khi các biện pháp can thiệp chưa kịp thời, chế tài xử phạt chưa được sát sao chưa đủ răn đe.

Chúng ta đôi lúc cũng không xác định được nguyên nhân dẫn đến bạo lực nhưng chính chúng ta lại biết những hậu quả khôn lường về nó

Bạo lực gia đình có thể xem như một con thú giữ trong tâm trí của những người đã và đang gặp phải. Hằn vết trong thể xác  lẫn tinh thần. Người bị bạo hành trải qua nhiều nỗi lo sợ thậm chí là trầm cảm, rất nhiều người đã không chịu nổi mà tìm tới cái chết-bước giải thoát cho chính mình. Bạo lực gia đình còn để lại viết tăm tối trong chính những đứa trẻ mà tuổi thơ của nó xứng đáng được vui chơi. Điển hình như gần đây, người dân lại bức xúc, xót xa cho một vụ bạo lực gia đình mà chính ba ruột mình và dì ghẻ gây nên. Cô bé V.A phải sống trong địa  ngục với cảnh la hét cầu xin, khi bị mụ gì ghẻ dùng roi và thanh kim loại đánh vào thân, vào đầu trong hoàn cảnh cô bé không mặc quần áo. Mụ ghì ghẻ nắm tóc ghì đầu xuống bàn, dùng khăn trùm đầu, dùng chân đạp vào bụng, lấy tay tát vào mặt…Mắc dù bố ruột của cô bé chứng kiến nhưng không can ngăn mà dường như còn ủng hộ và tiếp tay cho cô vợ của mình. Cuối cùng cô bé chịu nhiều thương tích và đã rời xa thế giới này với sự căm phẫn của mọi người. Thực sự, tôi thấy xót xa khi chứng kiến những lời khai của bố và mụ gì ghẻ, cổ họng tôi ứa nghẹn, con tim như bị bóp nát, rỉ máu khi đọc được những lời khai này. Dẫu biết cái chết đến với cô bé như một cách giải thoát thế nhưng dù sao những tháng ngày sống trên trần gian cũng chính là những tháng ngày sống trong địa ngục của cô bé 8 tuổi. Từ vụ bạo hành đó để chúng ta cùng nhìn lại, cùng tỉnh ngộ, cùng nhận thức và chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà làm thế nào để xóa bỏ bạo lực gia đình chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề bạo lực gia đình không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai mà chắc chắn cần sự chung tay từ phạm vi gia đình đến phạm vi xã hội.

Đối với mỗi gia đình các thành viên phải làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình. Tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải lắng nghe và thấu hiểu cho nhau. Khi có dấu hiệu bị bạo lực cần báo cho cơ quan chức năng để can ngăn kịp thời

Xoá bỏ bạo lực là trách nhiệm của toàn xã hội, cần tuyên truyền các thông tin về hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực gia đình gây nên. Từ đó nâng cao ý thức nhận thức của mọi người về vấn đề này. Đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh, xoá bỏ các tệ nạn xã hội, phát huy năng lực của các ban, bộ , ngành, các cấp quản lí, các mặt trận đoàn thể như hội phụ nữ,… Cuối cùng cần xử phạt nghiêm minh răn đe các hành vi bạo lực để làm gương cho xã hội. Tuyên dương những hành động đấu tranh chống bạo lực gia đình. Gặp gỡ động viên những nhóm người bị bạo lực để chia sẻ và lắng nghe họ.

Mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong điều hạnh phúc và sự bình yên đến với cuộc sống. Trong chính tâm hồn của tôi, tôi muốn những người bị bạo lực gia đình hãy lên tiếng, hãy cùng nhau đòi lại công bằng. Tôi mong pháp luật có thể vào cuộc sớm nhất, bắt giữ những tên tội phạm còn luẩn quẩn ở bên ngoài. Tôi muốn mình trở thành một ai đó có thể đưa tiếng nói, hành động để cùng với toàn xã hội ngăn chặn và xoá bỏ tệ nạn này. Và cuối cùng tôi mong rằng những con người khi đã nhận ra tội của mình quay trở lại cuộc sống mọi người hãy bao dung, tha thứ, đón nhận họ để họ hoà vào cuộc sống yêu thương, để họ là một người tốt cho xã hội.

Không có một gia đình nào là hoàn hảo, không có sự cãi vã, thậm chí là rạn nứt…Xin hãy chung tay lên tiếng và hành động bằng với những việc làm thiết thực. Một người nhận thức được vấn nạn bạo lực gia đình là đã góp phần tích cực vào việc xây dựng gia đình văn hoá -tế bào của xã hội, cái nôi của đời người, môi trường quan trọng giáo dục và hình thành nhân cách để mỗi ngày trôi qua là một ngày đáng sống, là ngày hạnh phúc và bình yên trong lòng người. Để vấn nạn bạo lực vơi dần đi theo thời gian, để khi chúng ta mở ra cánh cửa gia đình thì đó là nơi an toàn nhất, mỗi bữa ăn đều cố tiếng cười ríu rít của trẻ thơ. Và để đạo lí mà ông cha ta đã dạy mãi được lưu truyền. Hãy yêu thương mọi người trong gia đình mình bởi lẽ “Chúng ta có thể có rất nhiều bạn bè nhưng gia đình chỉ có một và chính gia đình là nơi duy nhất trên thế giới không từ chối bạn”


Tác Giả: Lê Văn Châu

Link gốc: Bạo Lực Gia Đình - Hành Động Không Của Riêng Ai - YBOX