Phụ nữ khóc nhiều, biểu hiện của sự yếu đuối?
Bài viết này mình muốn chỉ ra rằng, nước mắt là một loại vũ khí của con người mà phụ nữ sử dụng nhiều hơn đàn ông, không phải dùng để đánh giá phái nữ là phái yếu vì họ thường xuyên bộc lộ những cảm xúc của họ ra bên ngoài.
Phụ nữ hay khóc, và khóc chính là biểu hiện của sự yếu đuối. Tuy nhiên, việc khóc có phải thực sự là họ yếu đuối, và việc không khóc có nghĩa là việc họ mạnh mẽ và kiềm chế cảm xúc tốt? Và đây có phải chính là nguyên nhân khiến mọi người nghĩ rằng đàn ông là phái mạnh và đà bà là phái yếu? Mình e là không.
Đầu tiên, lý do tại vì sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông? Khi mình lên google và click vào trang tra cứu với dòng chữ “Why women cry more than men?” (Tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông?), một tờ báo khoa học về tâm lý con người của Mỹ cho rằng, phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông là do họ có hormone Testosterone, một chất có thể gây ức chế nước mắt. Ngược lại, phụ nữ có hormone Prolactine, chất này có thể kích thích nước mắt.
Tại sao nhiều người suy nghĩ rằng khóc chính là biểu hiện của sự yếu đuối? Nhiều người khóc vì vui, vì buồn, vì mệt, vì cảm thấy đau đớn thể xác đôi khi lẫn tinh thần. Thực sự là mình tìm không tra lý do khiến nhiều người nghĩ rằng khóc là yếu đuối. Hay tại vì thực tế, trên các phim truyền hình, cô gái dựa vai vào chàng trai rồi khóc mỗi lúc cô ấy yếu đuối. Những hình ảnh ấy lặp đi lặp lại, khiến người ta cho rằng phụ nữ là phái yếu. Hay là lý do văn hóa, từ xưa đến nay, hình ảnh đàn ông cầm kiếm đi đánh giặt và phụ nữ cầm kim ở nhà thêu thùa. Kim và kiếm đều là kim loại, kim có thể dễ dàng bẻ gãy tuy nhiên kiếm thì rất khó. Từ đó sự yếu đuối gắng liền với phụ nữ. Còn dân gian có cái câu, đàn ông đổ máu chứ không đổ lệ. Đúng là chúng ta nên tôn trọng văn hóa cổ, nhưng ta có nên lấy đó để là kim chỉ nam trong cuộc sống hằng ngày, và mặc định phụ nữ là phái yếu. Thật ra mặt định phụ nữ là phái yếu không xấu, nhưng bám víu vào suy nghĩ ấy khiến phụ nữ giới hạn họ rất nhiều. Mà không chỉ phụ nữ, mà những người đàn đông với suy nghĩ như vậy họ cũng đang làm khổ chính họ.
Mục đích viết bài này, mình không muốn lý giải theo kiểu khóc không phải là yếu đuối, mà mục đích chính là chúng ta hãy loại bỏ suy nghĩ, phụ nữ không yếu đuối vì họ khóc nhiều hơn đàn ông. Và đàn ông cũng không nên kiềm chế cảm xúc của mình, vì điều đó chính là con dao giết chết tinh thần họ.
Emma Watson
"I’m really genuinely disturbed by this idea that men can’t cry and that they just can’t express themselves, they can’t talk about how they actually feel. I think that’s actually the saddest thing in the world … It’s crazy, it’s what makes you human! How you feel, being able to express yourself, being passionate, being emotional, it’s what makes you human.” — HeForShe Facebook Live Interview on International Women’s Day, March 2015
Tôi thực sự thực sự băn khoăn với ý kiến này rằng đàn ông không thể khóc và họ chỉ không thể thể hiện bản thân, họ không thể nói về cảm giác thực sự của họ. Tôi nghĩ đó thực sự là điều đáng buồn nhất trên thế giới này ... Thật là điên rồ , đó là điều tạo nên con người của bạn! Bạn cảm thấy thế nào, có thể thể hiện bản thân, đam mê, cảm xúc, đó là những gì làm nên con người của bạn.
Cảm xúc và nước mắt là một thứ rất bản năng của con người. Dù nam hay nữ thì khóc đúng lúc đôi khi lại là một loại vũ khí. Nhiều người phụ nữ có khả năng điều khiển cảm xúc, họ biết cách khóc đúng nơi, đúng chỗ và thời điểm, và điều này khiến họ mạnh mẽ rất nhiều. Nếu thừa nhận khóc lóc là yếu đuối, thì việc thừa nhận mình yếu đuối và rơi nước mắt là một điều rất mạnh mẽ. Khi một con người khóc, thì người đó đang đối diện với cảm xúc thật của chính họ tại thời điểm đó, có thể là vui, buồn, hay bị tổn thương. Đó chính là sức mạnh của nước mắt. Chúng ta ít nhiều gì cũng thấy các nghệ sĩ dù là nam lẫn nữ khóc trước mặt khán giả của họ. Dù không phải là fan của bất kì nghệ sĩ nào, nhưng mỗi lần nhìn thấy những hình ảnh của những nghệ sĩ này mình cảm thấy đồng cảm. Dù họ không nói ra: “Tôi yêu các bạn, yêu khán giả của tôi.”, thì mình vẫn cảm nhận họ là người nhiệt huyết và có kết nối với khán giả. Tức là nước mắt chính là sự kết nối giữa người nghệ sĩ với khán giả và cũng có thể cho rằng, nước mắt chính là sự kết nối giữa người với người. Nhiều người cho rằng đó là diễn xuất, và vì là nghệ sĩ nên họ có nhiều cảm xúc. Mình tin rằng, nụ cười có thể giả, nhưng nước mắt thì không. Bởi vì để nước mắt có thể tuông ra, tức là sợi dây cảm xúc của nó đã chạm tới một mức độ mà người đó không thể chối từ được. Ta có thể ngăn cản nước mắt rơi ra, nhưng không thể từ chối cảm xúc của chính ta lúc nước mắt đang rơi.
Vào năm 2008, CEO của Starbuck ông Howard Schultz, trong buổi họp công ty, ông đã đứng trước những nhân viên của mình và khóc vì thời điểm đó, công ty đã đóng cửa hơn 600 cửa hàng và 12000 nhân viên bị mất việc. Và ông có nói câu như vầy: “ You've got to be truthful. I don't think you should be vulnerable every day, but there are moments where you've got to share your soul and conscience with people and show them who you are, and not be afraid of it.”
...
Đọc tiếp bài từ LINK gốc tại đây: Phụ nữ khóc nhiều, biểu hiện của sự yếu đuối? (spiderum.com)